IB Viet Nam No Comments

Mô hình con bướm (Butterfly pattern)

Ở những bài học trước bạn đã được học mô hình Gartley và mô hình Bat. Đây là 2 mô hình Harmonic có đoạn AD là điều chỉnh của XA.

Bài học này bạn sẽ học về mô hình Butterfly có đoạn AD là mở rộng của XA.

1. Mô hình Butterfly là gì?

Mô hình Butterfly hay mô hình Bướm là một mô hình Harmonic thường được nhìn thấy ở cuối một hành động giá mở rộng.

Mô hình này có hình dạng giống chữ M hoặc W trên biểu đồ, tùy thuộc vào việc nó là mô hình Bullish hay Bearish Butterfly. 

Mô hình Butterfly cũng bao gồm 5 điểm trên biểu đồ và các điểm này được đánh dấu bằng các ký tự X, A, B, C và D.

Mô hình bắt đầu tại X và qua 4 lần biến động XA, AB, BC và CD theo cấu trúc như trên hình.

Biểu đồ bướm

Trong lý thuyết về sóng Elliott, bạn sẽ thường thấy mô hình này trong sóng cuối cùng của sóng chủ (sóng 5). 

Mô hình Butterfly đôi khi có thể bị nhầm lẫn với mô hình Double Top hoặc Double Bottom.

2. Quy tắc của mô hình Butterfly

Để xác định một mô hình Butterfly, bạn sẽ cần xác nhận rằng sự các hành động giá phù hợp với các tỷ lệ Fibonacci.

  1. XA: Không có quy tắc cụ thể được yêu cầu cho hành động giá này.
  2. AB: Đoạn AB là điều chỉnh 78.6% của đoạn XA.
  3. BC: Đoạn BC là điều chỉnh 38.22% hoặc 88.6% của đoạn AB.
  4. CD: Nếu BC là điều chỉnh 38.2% của AB, thì CD sẽ là mở rộng 161.8% của BC. Mặt khác, nếu BC là điều chỉnh 88.6% của AB, thì CD sẽ là mở rộng 261.8% của BC.
  5. AD : Cuối cùng, đoạn AD là mở rộng 127.2% hoặc 161.8% của XA.

Hãy xem hình minh họa dưới đây:

Mô hình sợi và bướm.

Lưu ý: mức điều chỉnh điểm B là 78.6% của XA là rất quan trọng và là điều kiện đầu tiên dùng để phân biệt mô hình Butterfly so với các mô hình Harmonic khác.

3. Các loại mô hình Butterfly

3.1. Mô hình Bullish Butterfly

Mô hình Bullish Butterfly bắt đầu với một nhịp tăng giá XA, sau đó nhịp AB giảm giá, nhịp BC tăng và cuối cùng nhịp CD giảm một lần nữa vượt quá đáy X.

Theo cách di chuyển này kết hợp với các tỷ lệ tương ứng với các mức Fibonacci theo quy tắc trên, thị trường kỳ vọng 1 nhịp tăng giá từ điểm D.

Mô hình Bullish Butterfly có hình dáng giống chữ M.

Bullish-Butterfly-Setup

3.2. Mô hình Bearish Butterfly

Mô hình Bearish Butterfly hoàn toàn tương tự với mô hình Bullish Butterfly nhưng đảo ngược lại.

Mô hình Bearish Butterfly bắt đầu với một nhịp giảm giá XA, sau đó nhịp AB tăng giá, nhịp BC giảm và cuối cùng nhịp CD tăng trở lại một lần nữa.

Theo cách di chuyển này kết hợp với các tỷ lệ tương ứng với các mức Fibonacci theo quy tắc trên, thị trường kỳ vọng 1 nhịp giảm giá từ điểm D.

Mô hình Bearish Butterfly có hình dáng giống chữ W.

Mô hình Bearish-Forex-Butterfly

4. Hệ thống giao dịch với mô hình Butterfly

4.1. Điểm vào lệnh – Entry point

Để thực hiện giao dịch theo mô hình Butterfly, trước tiên bạn cần xác định tính hợp lệ của mô hình trong thị trường thực tế dựa theo các quy tắc đã nêu trên. 

Để dễ dàng theo dõi thì bạn nên đánh dấu các điểm quan trọng X, A, B, C, D lên biểu đồ của bạn. Sau đó bạn hãy kiểm tra các điểm đánh dấu bằng công cụ Fibonacci để đảm bảo đúng mô hình.

  • BUY tại điểm D nếu mô hình là Bullish Butterfly.
  • SELL tại điểm D nếu mô hình là Bearish Butterfly.

Lưu ý. Thay vì đặt lệnh BUY/SELL NGAY tại điểm D, chúng tôi gợi ý cho bạn 2 hướng để giao dịch:

1 là kết hợp thêm các công cụ kỹ thuật khác để hỗ trợ điểm vào lệnh tại D. Xem chi tiết tại đây.

2 là bạn đi vào khung thời gian nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào tối ưu tùy theo cách của bạn. Xem chi tiết tại đây.

4.2. Điểm dừng lỗ – Stop loss

Nếu bạn đang giao dịch một mô hình Bullish Butterfly, bạn nên đặt stop loss bên dưới điểm D.

Nếu bạn đang giao dịch một mô hình Bearish Butterfly, bạn nên đặt stop loss bên trên điểm D.

4.3. Điểm chốt lời – Take profit

Mục tiêu của giá sau khi hoàn thành mô hình Butterfly là tại điểm E mở rộng 161.8% của CD. Tức là DE = 1.618 CD.

Tuy mục tiêu lợi nhuận theo mô hình là như vậy nhưng tùy vào từng điều kiện của thị trường mà bạn sẽ có cách khác nhau để chốt lời hợp lý.

Lưu ý. Chốt lời hiệu quả hơn với công cụ Fibonacci Extension kết hợp với một số công cụ kỹ thuật khác.

Việc xử lý thoát lệnh như thế nào để tối ưu nhất chưa bao giờ là câu chuyện đơn giản với bất kỳ Forex trader nào. Tùy vào từng hoàn cảnh thị trường lúc đó mà bạn sẽ có hướng xử lý khác nhau.

Nếu bạn thấy thị trường đang chạy đúng hướng với lực mạnh, bạn có thể dời stop loss về hòa hoặc trailing stop để có thể đạt lợi nhuận lớn hơn cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều.

Nếu bạn thấy thị trường vẫn chạy đúng hướng nhưng ở trên khung lớn hơn giá đang gặp một vùng cản mạnh (cản là nói chung hỗ trợ và kháng cự) thì bạn có thể chốt lệnh sớm, đây cũng là một cách an toàn.

Bạn nên tham khảo bài học cách chốt lời hiệu quả với Fibonacci Extension.

Hình ảnh này cho thấy sự xác nhận điển hình của mô hình biểu đồ Bướm tăng.  Lưu ý trong bản phác thảo, cách thức giá bắt đầu biến khi nó phản ứng với mức D.  Rõ ràng, nó sẽ hoạt động theo cách tương tự với mô hình Bướm giảm giá nhưng theo hướng ngược lại.  Chiến lược bướm Forex Bây giờ hãy mô tả một hệ thống để giao dịch mô hình Bướm.  Hãy nhớ rằng có các chiến lược khác nhau để giao dịch mô hình Bướm, nhưng chúng tôi sẽ thảo luận về một biến thể chủ yếu dựa trên việc sử dụng phép chiếu BC để tìm điểm D.  Chúng tôi sẽ đi qua từng trong ba yếu tố thương mại quan trọng - Nhập cảnh, Dừng lỗ và chốt lời.  Điểm vào Nếu bạn đang giao dịch một con bướm tăng giá, bạn sẽ mua cặp Forex khi giá phản ứng với mức D sau: • CD đặt đáy ở mức 161,8% BC nếu BC rút lại 38,2% AB • Hoặc sau khi CD đặt đáy ở 261.  8% BC nếu BC rút lại 88,6% AB Nếu bạn đang giao dịch với một con bướm giảm giá, bạn sẽ bán cặp Forex khi giá phản ứng với mức D sau: • CD đặt đỉnh ở mức 161,8% BC nếu BC rút 38,2% của AB • Hoặc sau khi CD đặt đỉnh ở mức 261,8% BC nếu BC rút lại 88,6% mức dừng lỗ AB Nếu bạn đang giao dịch với một con bướm tăng giá, bạn nên đặt lệnh Dừng lỗ dưới mức xoay của đáy D mới tạo.  Nếu bạn đang giao dịch một con bướm giảm giá, thì hãy đặt lệnh Dừng lỗ trên mức xoay của đỉnh D mới được tạo.  Hãy chắc chắn rằng bạn định vị Điểm dừng ở khoảng cách hợp lý ngoài Điểm D, cân nhắc sự biến động hiện tại.  Kiếm lợi nhuận Có nhiều cách bạn có thể quản lý lối thoát của mình cho mẫu mở rộng Butterfly.  Một cách hiệu quả là đặt mục tiêu giá ở mức mở rộng 161,8% của việc di chuyển CD.  Bạn có thể xem xét đóng một phần vị trí của mình trước mức này khi giá tiếp cận các điểm dao động chính trong cấu trúc.  Các mức quan trọng này bao gồm sự dao động giá tại các điểm B, C và A. Các mức này có thể đóng vai trò là bước ngoặt tiềm năng.  Vì vậy, bạn nên cẩn thận theo dõi cách giá tương tác ở các mức này để xác định xem bạn nên ở lại giao dịch thêm hay thoát.  Nếu đột phá qua cấp độ A xảy ra, thì bạn có thể khá tự tin rằng mục tiêu dự kiến ​​ở phần mở rộng 161,8% của chân CD phải đạt được.  bạn nên cẩn thận theo dõi cách giá tương tác ở các mức này để xác định xem bạn nên tiếp tục giao dịch hay thoát.  Nếu đột phá qua cấp độ A xảy ra, thì bạn có thể khá tự tin rằng mục tiêu dự kiến ​​ở phần mở rộng 161,8% của chân CD phải đạt được.  bạn nên cẩn thận theo dõi cách giá tương tác ở các mức này để xác định xem bạn nên tiếp tục giao dịch hay thoát.  Nếu đột phá qua cấp độ A xảy ra, thì bạn có thể khá tự tin rằng mục tiêu dự kiến ​​ở phần mở rộng 161,8% của chân CD phải đạt được.

4.4. Ví dụ thực tế mô hình Butterfly

Ví dụ 1. Mô hình Bearish Butterfly trên biểu đồ GBP/USD khung H4.

GBPUSD-Bearish-Butterfly-Pattern-Trading-Ví dụ

Chúng ta có thể thấy rõ 4 hành động tạo nên mô hình Bearish Butterfly trên biểu đồ – XA, AB, BC và CD. Đồng thời, chúng thỏa mãn các quy tắc xác nhận mô hình.

  • XA bất kỳ.
  • AB điều chỉnh 78.6% XA.
  • BC điều chỉnh 38.2% AB.
  • CD mở rộng 161.8% BC.

Sau khi mô hình Bearish Butterfly được xác nhận trên khung H4, bạn có thể đặt lệnh SELL tại D. SL trên đỉnh D và TP tại mở rộng 161.8 CD.

Ví dụ 2. Mô hình Bullish Butterfly trên biểu đồ USD/JPY khung M30.

USDJPY-Bullish-Butterfly-Trading-Ví dụ

Ở trên bạn thấy biểu đồ M30 của USD/JPY xuất hiện mô hình Bullish Butterfly và chúng thỏa mãn các quy tắc:

  • XA bất kỳ.
  • AB điều chỉnh 78.6% XA.
  • BC điều chỉnh 88.6% AB.
  • CD mở rộng 161.8% BC.

Sau khi mô hình hoàn thành, bạn có thể vào lệnh và đặt SL, TP như trên hình.

5. Kết luận

  • Mô hình Butterfly là một mô hình đảo chiều, thường được tìm thấy ở cuối của một xu hướng.
  • Về mặt cấu trúc, sự hình thành mô hình Butterfly bao gồm 5 điểm: X, A, B, C và D.
  • Mô hình được thể hiện bằng 4 hành động giá quan trọng: XA, AB, BC và CD.
  • Một mô hình Butterfly hợp lệ phải tuân theo các quy tắc sau.
    • XA: bất kỳ.
    • AB: là điều chỉnh 78.6% của chân XA.
    • BC: là điều chỉnh 38.2% hoặc 88.6% của chân AB.
    • CD: nếu BC là điều chỉnh 38.2 thì CD là mở rộng 161.8% của BC. Còn nếu BC là điều chỉnh 88.6 của AB thì CD sẽ là mở rộng 261.8% BC.
  • Chiến lược giao dịch.
    • Mở giao dịch tại D.
    • Dừng lỗ trên/dưới điểm D.
    • Mục tiêu là mở rộng 161.8% của CD hoặc sử dụng các công cụ khác để tìm điểm chốt lời.
IB Viet Nam No Comments

Mô hình Gartley

Ngày xửa ngày xưa, có một nhà giao dịch cực kỳ thông minh tên là Harold McKinley Gartley. Ông đã có một dịch vụ tư vấn thị trường chứng khoán vào giữa những năm 1930 với một lượng lớn người theo dõi.

Dịch vụ này là một trong những dịch vụ tư vấn giao dịch đầu tiên áp dụng các phương pháp khoa học và thống kê để phân tích hành vi thị trường chứng khoán. Theo Gartley, cuối cùng anh đã có thể giải quyết 2 vấn đề lớn nhất của các nhà giao dịch: MUA BÁN GÌ và KHI NÀO.

Gartley đã giới thiệu mô hình Gartley với thế giới trong cuốn sách của mình có tựa đề Profits in the Stock Market xuất bản năm 1935.

Trong cuốn sách và cụ thể trên trang 222, Gartley đã thảo luận về mô hình Gartley và gọi nó là “một trong những cơ hội giao dịch tốt nhất trên thị trường”

Do đó, mô hình Gartley còn được gọi là mô hình Gartley 222 hoặc đơn giản hơn là mô hình 222.

1. Mô hình Gartley là gì?

Mô hình Gartley là mô hình giá Harmonic lâu đời và phổ biến nhất.

Mô hình này có hình dạng giống chữ M hoặc W trên biểu đồ, tùy thuộc vào việc nó là mô hình Bullish hay Bearish Gartley. 

Mô hình Gartley bao gồm 5 điểm trên biểu đồ. Các điểm này được đánh dấu bằng các ký tự X, A, B, C và D. Đây là cách mô hình Gartley hình thành:

gartley-mẫu-ví dụ

Mô hình Gartley bắt đầu với điểm X và nó tạo ra các dao động liên tiếp XA, AB, BC và CD cho đến khi điểm D được hoàn thành.

2. Quy tắc của mô hình Gartley

Mô hình Gartley cũng giống như các “thành viên” khác trong “gia đình” mô hình giá Harmonic, mỗi đoạn trong mô hình phải tương ứng với các mức Fibonacci cụ thể. Bây giờ chúng ta sẽ đi qua từng thành phần của cấu trúc Gartley:

XA: Biên độ XA có thể là bất kỳ hành động giá nào trên biểu đồ. Không có yêu cầu cụ thể nào liên quan đến sự di chuyển của đoạn XA trong mô hình Gartley.

AB: Biên độ AB phải bằng 61.8% biên độ XA.

BC: Di chuyển của BC ngược hướng với AB và kết thúc tại mức Fibonacci Retracement 0.382 hoặc 0.886 của đoạn AB.

CD: Di chuyển của CD lại ngược hướng với BC. Sau đó:

  • Nếu biên độ BC bằng 38.2% biên độ AB, thì biên độ CD sẽ bằng 127.2% biên độ của BC. 
  • Nếu biên độ BC bằng 88.6% biên độ AB, thì biên độ CD sẽ bằng 161.8% biên độ của BC.

AD:  Quy tắc cuối cùng cho mô hình Gartley. Khi di chuyển CD hoàn tất, bạn nên đo biên độ đoạn AD. Một mô hình Gartley hợp lệ trên biểu đồ sẽ cho biên độ AD bằng 78.6% biên độ của XA.

Tham khảo hình minh họa dưới đây sẽ giúp bạn hình dung các quy tắc trên của mô hình Gartley:

tăng-gartley-điều hòa-patten

Nếu năm quy tắc này được đáp ứng, bạn có thể xác nhận sự hình thành của mô hình Gartley trên biểu đồ.

3. Các loại mô hình Gartley

Có 2 loại mô hình Gartley là Bullish Gartley và Bearish Gartley.

Hãy xem xét kỹ hơn:

3.1. Mô hình Bullish Gartley

Mô hình Bullish Gartley bắt đầu với một nhịp tăng giá XA, sau đó nhịp AB giảm giá, nhịp BC tăng và cuối cùng nhịp CD giảm một lần nữa.

Theo cách di chuyển này kết hợp với các tỷ lệ tương ứng với các mức Fibonacci theo quy tắc trên, thị trường kỳ vọng 1 nhịp tăng giá từ điểm D.

tăng-gartley-điều hòa-mục tiêu

Mục tiêu của mô hình Bullish Gartley là sự mở rộng 161.8% của đoạn AD, tức là DE = 1.618 AD.

3.2. Mô hình Bearish Gartley

Mô hình Bearish Gartley hoàn toàn tương tự với mô hình Bullish Gartley nhưng đảo ngược lại.

Mô hình Bearish Gartley bắt đầu với một nhịp giảm giá XA, sau đó nhịp AB tăng giá, nhịp BC giảm và cuối cùng nhịp CD tăng trở lại một lần nữa.

Theo cách di chuyển này kết hợp với các tỷ lệ tương ứng với các mức Fibonacci theo quy tắc trên, thị trường kỳ vọng 1 nhịp giảm giá từ điểm D.

Mục tiêu của mô hình Bearish Gartley là sự mở rộng 161.8% của đoạn AD, tức là DE = 1.618 AD. 

Dưới đây là hình minh họa mô hình Bearish Gartley.

giảm-gartley-điều hòa-mục tiêu

4. Hệ thống giao dịch với mô hình Gartley

4.1. Điểm vào lệnh – Entry point

Để thực hiện giao dịch theo mô hình Gartley, trước tiên bạn cần xác định tính hợp lệ của mô hình trong thị trường thực tế dựa theo các quy tắc đã nêu trên. 

Để dễ dàng theo dõi thì bạn nên đánh dấu các điểm quan trọng X, A, B, C, D lên biểu đồ của bạn. Sau đó bạn hãy kiểm tra các điểm đánh dấu bằng công cụ Fibonacci để đảm bảo đúng mô hình.

  • BUY tại điểm D nếu mô hình là Bullish Gartley.
  • SELL tại điểm D nếu mô hình là Bearish Gartley.

Lưu ý. Thay vì đặt lệnh BUY/SELL NGAY tại điểm D, chúng tôi gợi ý cho bạn 2 hướng để giao dịch:

1 là kết hợp thêm các công cụ kỹ thuật khác để hỗ trợ điểm vào lệnh tại D. Xem chi tiết tại đây.

2 là bạn đi vào khung thời gian nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào tối ưu tùy theo cách của bạn. Xem chi tiết tại đây.

4.2. Điểm dừng lỗ – Stop loss

Nếu giao dịch theo mô hình Bullish Gartley, bạn sẽ đặt stop loss dưới đáy D.

Nếu là mô hình Bearish Gartley, stop loss sẽ ở trên đỉnh D.

tăng-gartley-dừng-mất

4.3. Điểm chốt lời – Take profit

Mục tiêu của giá sau khi hoàn thành mô hình Gartley là tại điểm E mở rộng 161.8% của AD. Tức là DE = 1.618 AD.

Tuy mục tiêu lợi nhuận theo mô hình là như vậy nhưng tùy vào từng điều kiện của thị trường mà bạn sẽ có cách khác nhau để chốt lời hợp lý.

Lưu ý. Chốt lời hiệu quả hơn với công cụ Fibonacci Extension kết hợp với một số công cụ kỹ thuật khác.

Việc xử lý thoát lệnh như thế nào để tối ưu nhất chưa bao giờ là câu chuyện đơn giản với bất kỳ Forex trader nào. Tùy vào từng hoàn cảnh thị trường lúc đó mà bạn sẽ có hướng xử lý khác nhau.

Nếu bạn thấy thị trường đang chạy đúng hướng với lực mạnh, bạn có thể dời stop loss về hòa hoặc trailing stop để có thể đạt lợi nhuận lớn hơn cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều.

Nếu bạn thấy thị trường vẫn chạy đúng hướng nhưng ở trên khung lớn hơn giá đang gặp một vùng cản mạnh (cản là nói chung hỗ trợ và kháng cự) thì bạn có thể chốt lệnh sớm, đây cũng là một cách an toàn.

4.4. Ví dụ giao dịch mô hình Gartley thực tế

Sau hàng loạt lý thuyết và quy tắc phía trên, bây giờ chúng ta cùng xem mô hình Gartley hoạt động như thế nào trong thị trường thực tế.

Ví dụ 1: Mô hình Bullish Gartley trên biểu đồ cặp NZD/USD khung Weekly.

tăng-gartley-mẫu-ví dụ

Khi theo dõi cặp tiền NZD/USD trên khung weekly, bạn thấy đoạn AB điều chỉnh 61.8% so với XA, BC điều chỉnh 88.6% so với AB, CD mở rộng 161.8% so với BC đồng thời AD là điều chỉnh 78.6% của XA.

Do đó điều kiện hình thành mô hình Bullish Gartley đã được xác nhận.

Bạn thực hiện lệnh BUY tại điểm D, SL ngay dưới điểm D, TP tại điểm E với DE là mở rộng 161.8% của AD.

Ví dụ2: Mô hình Bearish Gartley trên biểu đồ cặp AUD/CHF khung H4.

Đây là biểu đồ H4 của cặp AUD/CHF.

ví dụ-gartley-mẫu-ví dụ

Khi theo dõi cặp tiền AUD/CHF trên khung H4, bạn thấy đoạn AB tăng điều chỉnh 61.8% so với XA, BC giảm điều chỉnh 88.6% so với AB, CD mở rộng 161.8% so với BC đồng thời AD là điều chỉnh 78.6% của XA.

Những điều kiện thị trường trên đã xác nhận hình thành mô hình Bearish Gartley.

Bạn thực hiện lệnh SELL tại điểm D, SL ngay trên điểm D, TP tại điểm E với DE là mở rộng 161.8% của AD.

5. Kết luận

Mô hình Gartley là một mô hình Harmonic.

Tên gọi khác của mô hình Gartley:

  • Mô hình Gartley 222.
  • Mô hình 222.

Mô hình có hình dạng giống như chữ M hoặc W trên biểu đồ với các điểm quan trọng được ký hiệu là X, A, B, C và D.

Có hai loại mô hình Gartley:

  • Mô hình Bullish Gartley: dự báo thị trường tăng từ điểm D.
  • Mô hình Bearish Gartley: dự báo thị trường giảm từ điểm D.

Yêu cầu xác nhận mô hình Gartley:

  • XA có thể là bất kỳ hành động giá nào.
  • AB là điều chỉnh 61.8% của XA.
  • BC là điều chỉnh 38.2% hoặc 88.6% của AB.
  • Nếu BC là điều chỉnh 38.2% của AB, CD sẽ là mở rộng 127.2% của BC. Nếu BC là điều chỉnh 88.6% của AB, CD sẽ là mở rộng 161.8% của BC.
  • AD là điều chỉnh 78.6% của XA.

Hệ thống giao dịch theo mô hình Gartley:

  • Điểm vào: vào lệnh tại điểm D khi nhận thấy các dấu hiệu đảo chiều tại D bằng các công cụ kỹ thuật.
  • Dừng lỗ: stop loss đặt trên đỉnh D (mô hình Bearish Gartley) hoặc dưới đáy D (mô hình Bullish Gartley).
  • Chốt lời: take profit tại E với DE = 1.618 AD hoặc sử dụng các công cụ kỹ thuật khác để chốt lời.
IB Viet Nam No Comments

Mô hình giá Harmonic là gì? Mô hình AB=CD

1. Mô hình giá Harmonic là gì?

Nhắc đến mô hình giá chắc hẳn bạn sẽ nhớ đến các mô hình giá quan trọng đã học ở phần trước.

Cũng giống như các mô hình giá đã học, mô hình giá Harmonic cũng được lặp đi lặp lại trong quá khứ xuất phát từ những cảm xúc, tâm lý của số đông các nhà giao dịch trên thị trường.

Tuy nhiên mô hình giá Harmonic có chút khác biệt với các mô hình giá đã học trước đó là mô hình giá Harmonic sử dụng các tỷ lệ Fibonacci để nhận diện các mô hình giá.

Để nhận diện và giao dịch với các mô hình giá Harmonic, bạn cần nhớ lại 2 công cụ Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension đã học.

Việc nhận diện các mô hình giá Harmonic tương đối khó, tuy nhiên nếu bạn nhận diện được chính xác các mô hình giá Harmonic thì bạn có thể xác định được thời điểm thị trường đảo chiều với xác suất rất cao.

2. Các mô hình giá Harmonic cơ bản

Trong chương trình học về mô hình giá Harmonic, bạn sẽ được học về các mô hình dưới đây:

  • Mô hình AB=CD (AB=CD Pattern)
  • Mô hình Gartley (Gartley Pattern)
  • Mô hình con cua (Crab Pattern)
  • Mô hình con dơi (Bat Pattern)
  • Mô hình con bướm (Butterfly Pattern)

Có một vài mô hình giá Harmonic nữa nhưng chúng tôi thấy sử dụng những mô hình trên là đủ để giúp bạn giao dịch tốt hơn rồi.

Đối với tất cả các mô hình giá Harmonic này, vấn đề là bạn phải đợi toàn bộ mô hình hoàn thành trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.

3. Mô hình AB=CD là gì?

Mô hình AB=CD là một phần của nhóm mô hình Harmonic nổi tiếng. 

Mô hình AB=CD được coi là mô hình Harmonic đơn giản nhất. Một trong những lý do cho điều này là nó có ít yêu cầu hơn đáng kể so với hầu hết các mô hình Harmonic khácNgoài ra, sự hình thành mô hình AB=CD dễ dàng hơn nhiều để nhận ra trên biểu đồ giá.

Bây giờ chúng ta hãy xem mô hình AB=CD trông như thế nào.

Mô hình xoay ABCD thường xuyên

Hành động giá của mô hình AB=CD bắt đầu bằng việc giá di chuyển hướng đến điểm A và tạo ra một bước ngoặt hướng đến đến điểm B, sau đó điều chỉnh lại một phần của chân AB (tại điểm C), cuối cùng tạo ra bước ngoặt quan trọng tại C và tiếp tục cho đến khi đạt được khoảng cách (CD) tương đương với AB.

Khi chân CD đạt được khoảng cách tương đương với chân AB, đồng thời BC và CD sẽ đáp ứng với các mức Fibonacci cụ thể, chúng tôi kỳ vọng sự đảo chiều của giá tại điểm D.

Khi mô hình AB=CD được xác nhận, các trader sẽ tìm cách thiết lập giao dịch trên biểu đồ ngay khi bắt đầu đảo chiều.

Có 2 loại mô hình AB=CD: Bullish AB=CD và Bearish AB=CD.

3.1. Bullish AB=CD

Mô hình Bullish AB=CD bắt đầu bằng việc giảm giá (AB), sau đó là đảo chiều tăng tại B (BC) và cuối cùng đảo chiều giảm tại C (CD). Vùng giá điểm C nằm giữa 2 điểm A và B còn vùng giá điểm D nằm dưới vùng đáy điểm B.

Diễn biến hành động giá mô hình Bullish AB=CD được thể hiện dưới đây:

Mô hình ABCD Bullish

Đây là mô hình AB = CD tiêu chuẩn. Sau khi giá hoàn thành việc di chuyển đoạn CD, chúng tôi kỳ vọng một sự đảo chiều tăng giá tại C.

3.2. Bearish AB=CD

Mô hình Bearish AB=CD hoàn toàn giống với mẫu Bullish AB=CD nhưng với hành động giá đảo ngược lại. Mô hình bắt đầu với một đoạn AB tăng, đảo chiều bởi hành động giảm giá BC và sau đó đảo chiều lần nữa bởi hành động tăng giá CD, vượt lên qua đỉnh B.

Dưới đây là mô tả hành động giá mô hình Bearish AB=CD:

Mô hình ABCD Bearish

Khi bạn có được những đặc điểm này trên biểu đồ, bạn có thể mong đợi giá sẽ đảo chiều giảm một lần nữa và chuẩn bị hệ thống giao dịch.

Lưu ý rằng có 3 bước di chuyển giá trước khi mô hình AB=CD được xác nhận: chân AB, chân BC và chân CD.  Và chỉ khi chân CD đạt được chiều dài tương đương chân AB, bạn mới được tìm cách bắt đầu giao dịch.

Như bạn đã thấy, các mô hình Bullish và Bearish AB=CD là hình ảnh phản chiếu của nhau. Do đó, các quy tắc giao dịch tương tự được áp dụng cho mỗi mô hình, nhưng theo hướng ngược lại.

4. Tỷ lệ Fibonacci trong mô hình AB=CD

Mô hình AB=CD cần tuân thủ các tỷ lệ Fibonacci cụ thể. Dưới đây là các quy tắc được liên kết với mô hình AB=CD.

Có 2 quy tắc Fibonacci liên quan đến mô hình AB=CD:

  • BC là mức điều chỉnh 61,8% của AB (BC = 0.618 AB).
  • CD là mức mở rộng 127,2% của BC (CD = 1.272 BC).

Lưu ý: Việc đo biên độ BC và CD đều dùng công cụ Fibonacci Retracement. BC là điều chỉnh của AB thì bạn đã biết cách sẽ dùng thước đo Fibonacci Retracement như thế nào. Còn việc sử dụng thước Fibonacci Retracement để đo đoạn CD = 1.272 BC thì trong ví dụ thực tế chúng tôi sẽ hướng dẫn.

Bạn phải luôn xác nhận các mức Fibonacci khi giao dịch mô hình AB=CD.

Bây giờ hãy để chúng tôi chỉ cho bạn cách các tỷ lệ Fibonacci kết hợp với mô hình AB=CD:

Các mức Fibre của mẫu ABCD

Như bạn thấy trên hình ảnh trên, BC phải là điều chỉnh 61,8% của AB còn CD sẽ là mở rộng 127,2% của BC. Đồng thời, các đoạn AB và CD nên có biên độ và thời gian hình thành tương đương nhau.

5. Hệ thống giao dịch với mô hình AB=CD

5.1. Điểm vào lệnh – Entry point

Để tham gia thị trường theo mô hình AB=CD, trước tiên bạn cần phải xác nhận tính hợp lệ của mô hình theo quy tắc trên. 

Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần tìm hai dao động giá song song có biên độ và thời gian tương đương nhau (AB=CD). Đồng thời, BC phải là mức thoái lui 61,8% của AB và CD sẽ là mức mở rộng 127,2% của BC. Nếu bạn có thể xác định các đặc điểm này trên biểu đồ giá, thì có lẽ bạn đã tìm được mô hình AB=CD hợp lệ.

Sau khi bạn xác nhận mô hình, bạn nên tham gia thị trường tại thời điểm hình thành xong điểm D.

Điểm vào mô hình AB=CD.

Hình minh họa trên mô tả mô hình Bearish AB=CD. Bạn nên xem xét vào lệnh SELL tại điểm D khi CD đạt đến mức Fibonacci Extension 127,2% của BC.

Điều tương tự cũng áp dụng với mô hình Bullish AB=CD, có điều cách giao dịch sẽ đảo ngược lại.

Lưu ý: Tại điểm D bạn nên kết hợp một số công cụ kỹ thuật khác như hỗ trợ và kháng cự, mô hình nến Nhật đảo chiều, trend line, kênh xu hướng, … để nhận biết sự đảo chiều một cách chắc chắn hơn.

5.2. Điểm dừng lỗ – Stop loss

Khi bạn mở một giao dịch dựa trên tín hiệu từ mô hình AB=CD, bạn nên đặt stop loss ngay trên đỉnh D (với mô hình Bearish AB=CD) hoặc ngay dưới đáy D(với mô hình Bullish AB=CD). 

Vị trí thích hợp của điểm stop loss sẽ là vượt quá mức giá CD được hình thành theo quy tắc.

Mô hình AB=CD Dừng lỗ

Điểm dừng lỗ được đánh dấu như trên hình.

Mô hình AB=CD báo hiệu cho bạn một dấu hiệu đảo chiều tiềm năng để bắt đầu xu hướng mới. Điều đó tức là stop loss cách điểm vào lệnh của bạn một đoạn rất ngắn, mang đến tỷ lệ Risk:Reward hấp dẫn.

5.3. Điểm chốt lời – Take profit

Mục tiêu tối thiểu mà bạn có thể kỳ vọng với hệ thống giao dịch theo mô hình này là một hành động giá tương đương với biên độ chân CD. Hãy xem hình ảnh dưới đây:

Mục tiêu mô hình AB=CD.

Sự đảo chiều của giá dự kiến ​​sẽ xuất hiện sau khi hình thành CD, sẽ đạt biên độ tối thiểu bằng biên độ đoạn CD. Tuy nhiên đây là mục tiêu tối thiểu của giao dịch này.

Bạn có thể giữ lệnh bằng việc dời stop loss về hòa hoặc trailing stop để có thể đạt lợi nhuận lớn hơn cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều lần nữa.

Việc xử lý điểm take profit còn dựa vào từng diễn biến giá của thị trường cụ thể.

Bạn cũng có thể đóng 1 nửa volume giao dịch tại điểm C và giữ phần còn lại (và dời stop loss về điểm entry) với kỳ vọng lớn hơn. Đây là cách xử lý rất an toàn và đảm bảo vẫn có lợi nhuận cho dù giá có quay lại.

Cũng như điểm vào lệnh, bạn nên kết hợp một số công cụ khác để tìm điểm chốt lời hợp lý hơn, tối ưu hóa lợi nhuận.

5.4. Ví dụ thực tế

Chúng ta đã thảo luận về mô hình AB=CD và các quy tắc giao dịch liên quan, bây giờ chúng ta sẽ kết hợp tất cả các khái niệm này vào một chiến lược giao dịch hoàn chỉnh và thực tế trên thị trường.

Bạn theo dõi cặp CAD/JPY khung thời gian D1.

Bạn nhận thấy mô hình AB=CD có thể xuất hiện với BC điều chỉnh về 61.8% so với AB.

Bạn đặt thước Fibonacci Retracement vào đoạn BC như trên hình và chú ý quan sát tại mức 1.272.

Khi giá tiến tới mức 1.272 thì mô hình Bullish AB=CD hoàn thành. Bạn có thể đặt lệnh BUY tại mức Fibonacci Retracement 1.272 như trên hình. Stop loss dưới mức 1.272 và Take profit tối thiểu tại vùng đỉnh C.

Lưu ý 1. Thay vì đặt lệnh BUY NGAY tại điểm D, chúng tôi gợi ý cho bạn 2 hướng để giao dịch:

1 là kết hợp thêm các công cụ kỹ thuật khác để hỗ trợ điểm vào lệnh tại D. Xem chi tiết tại đây.

2 là bạn đi vào khung thời gian nhỏ hơn (ở đây là khung H4) để tìm kiếm điểm vào tối ưu tùy theo cách của bạn. Xem chi tiết tại đây.

Lưu ý 2. Chốt lời hiệu quả hơn với công cụ Fibonacci Extension kết hợp với một số công cụ kỹ thuật khác.

Bạn có thế thấy mô hình AB=CD đã hoạt động rất tốt và giá đã đạt min target tại đỉnh C. Tuy nhiên khi đạt target tại đỉnh C rồi thì bạn không biết mục tiêu tiếp theo của giá là như thế nào để lựa chọn chốt lời toàn bộ hay chốt lời một phần hay dời stop loss và tiếp tục nuôi lệnh?

Ở ví dụ trên bạn có thể đặt chốt lời tại kháng cự của kênh giá.

Nếu bạn chưa rõ ràng trong việc tìm điểm chốt lời hiệu quả hơn thì có thể sử dụng công cụ Fibonacci Extension. Xem cụ thể cách chốt lời bằng công cụ Fibonacci Extension tại đây.

6. Kết luận

  • Mô hình AB=CD là một trong những mô hình Harmonic cơ bản nhất.
  • Yêu cầu của xác nhận mô hình AB=CD:
    • AB nên bằng CD về biên độ.
    • AB nên bằng CD về thời gian.
    • BC phải là mức thoái lui 61.8% của AB.
    • CD sẽ đạt mức mở rộng 127.2% của BC.
  • Có hai loại mô hình AB=CD:
    • Bearish AB=CD: AB tăng, BC giảm, CD tăng. Diễn biến giá tiềm năng sau mô hình là GIẢM.
    • Bullish AB=CD: AB giảm, BC tăng, CD giảm. Diễn biến giá tiềm năng sau mô hình là TĂNG.
  • Hệ thống giao dịch theo mô hình Bullish AB=CD (mô hình Bearish AB=CD tương tự):
    • Xác nhận tính hợp lệ của mô hình với biên độ của AB, CD tương ứng với các tỷ lệ Fibonacci.
    • MUA khi sau khi CD đạt đến biên độ 127.2% của BC.
    • Đặt stop loss dưới điểm D trên biểu đồ.
    • Đặt take profit tối thiểu tại đỉnh C. Nếu muốn tìm điểm chốt lời hiệu quả hơn thì xem các bài đã được gợi ý ở trên.

IB Viet Nam No Comments

Mô hình Tam Giác (Triangle)

Bài học này bạn sẽ được học mô hình Tam Giác. Mô hình giá này không phải mô hình giá đảo chiều cũng không phải mô hình giá tiếp diễn.

1. Mô hình Tam Giác là gì?

Mô hình Tam Giác (tiếng Anh là Triangel) là mô hình báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng “hội tụ” trước khi phá vỡ mô hình Tam Giác một cách mạnh mẽ về một phía.

Trong khu vực tam giác này, cả bên mua và bên bán đều không cho thấy sự chiến đấu gắt gao để tạo ra thắng lợi cho một bên.

Cả hai bên đều muốn chờ đợi một tín hiệu gì đó rõ ràng hơn cho đến tận cuối của tam giác.

Càng về cuối tam giác, biên độ giá ngày càng hẹp, một bên quyết định dồn hết sức tung đòn và đã knock out đối phương.

Bạn sẽ không biết giá sẽ đột phá theo hướng nào, bạn chỉ có thể biết rằng giá “khả năng cao” sẽ bùng nổ mạnh mẽ sau khi phá vỡ tam giác.

Mô hình Tam Giác có 3 loại: Tam Giác CânTam Giác Giảm và Tam Giác Tăng.

Mô hình Tam Giác mẫu:

2. Cách giao dịch với mô hình Tam Giác

Điểm vào: Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình về bất kỳ phía nào

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình mẫu

Để hiểu rõ hơn cách giao dịch chúng ta sẽ xem nhiều ví dụ thực tế của mô hình Tam Giác.

2.1. Mô hình Tam Giác Cân

Mô hình Tam Giác Cân được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một đường trend line hỗ trợ hướng lên và một trend line kháng cự hướng xuống.

Hai trend line này đối xứng với nhau qua một trục ngang và tam giác được tạo thành giữa hai trend line này là tam giác cân.

Bạn hãy xem mô hình Tam Giác Cân ở giữa ảnh mẫu.

Một số ví dụ thực tế về mô hình Tam Giác Cân:

2.2. Mô hình Tam Giác Giảm

Mô hình Tam Giác Giảm được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một vùng giá hỗ trợ và một trend line kháng cự phía trên.

Bạn hãy xem mô hình Tam Giác Giảm ở bên trái ảnh mẫu.

Nhìn vào mô hình Tam Giác Giảm ta có thể thấy phe bán đang thắng thế với liên tiếp những đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Các đỉnh này bị giới hạn bởi đường trend line đóng vai trò kháng cự.

Với việc phe bán có lợi thế lớn hơn rất nhiều thì hầu hết trường hợp, phe bán chiến thắng và giá sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ và giá tiếp tục giảm. Tuy nhiên bạn biết rằng có lợi thế lớn đến đâu thì vẫn luôn có bất ngờ phải không.

Bạn hãy xem ví dụ mô hình Tam Giác Giảm trong cặp GBP/AUD khung D1 dưới đây:

2.3. Mô hình Tam Giác Tăng

Mô hình Tam Giác Tăng được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một vùng giá kháng cự và một trend line hỗ trợ phía dưới.

Bạn hãy xem mô hình Tam Giác Tăng ở bên phải ảnh mẫu.

Điều xảy ra trong thời gian này là có một mức kháng cự mà bên mua dường như không thể đẩy giá vượt qua được. Tuy nhiên, họ đang dần dần chiếm ưu thế khi các đáy đã cao dần.

Với việc phe mua có lợi thế lớn hơn rất nhiều thì hầu hết trường hợp, phe mua chiến thắng và giá sẽ phá vỡ vùng kháng cự và giá tiếp tục tăng.

Ví dụ thực tế mô hình Tam Giác Tăng với cặp USD/CHF trên khung H4:

IB Viet Nam No Comments

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)

1. Mô hình Cờ Đuôi Nheo là gì?

Mô hình Cờ Đuôi Nheo (tiếng Anh là Pennant) là mô hình giá được hình thành sau một xu hướng mạnh.

Sau một xu hướng lên/xuống mạnh, người mua/bán thường tạm dừng để “lấy hơi” trước khi đưa giá đi xa hơn theo xu hướng cũ. Trong quá trình “lấy hơi” này, giá thường hội tụ biên độ nhỏ và tạo thành một hình tam giác, được gọi là Cờ Đuôi Nheo.

Tương tự như mô hình Hình Chữ Nhật, mô hình Cờ Đuôi Nheo là mô hình giá báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng.

Ví dụ mô hình Cờ Đuôi Nheo mẫu:

2. Cách giao dịch với mô hình Cờ Đuôi Nheo

Điểm vào: đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình.

Bạn hãy nhớ lại các mô hình đã học là mô hình Hai Đỉnh, Hai Đáy, mô hình Vai Đầu Vai, mô hình Hình Chữ Nhật.

Các mô hình này đều có ít nhất 2 cách giao dịch đó là: đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình hoặc chờ giá retest sau khi phá vỡ mô hình.

Còn với mô hình Cái Nêm và mô hình Cờ Đuôi Nheo thì chỉ có 1 cách giao dịch là đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình.

3. Ví dụ mô hình Cờ Đuôi Nheo trong thực tế

Ví dụ 1: Mô hình Cờ Đuôi Nheo trong xu hướng giảm của cặp EUR/AUD khung H1.

Ví dụ 2: Mô hình Cờ Đuôi Nheo trong xu hướng tăng của cặp GBP/USD khung H4.

Ví dụ 3: Nhiều mô hình Cờ Đuôi Nheo cùng xuất hiện trong một xu hướng của cặp EUR/JPY khung H1.

Trong xu hướng xuống xuất hiện liên tiếp 2 mô hình Cờ Đuôi Nheo và sau khi thị trường đảo chiều thì lại xuất hiện liên tiếp 3 mô hình Cờ Đuôi Nheo trong xu hướng tăng.

IB Viet Nam No Comments

Mô Hình Hình Chữ Nhật (Rectangle)

Bài học hôm nay chúng ta sẽ học mô hình giá báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng. Đó là mô hình Hình Chữ Nhật (Rectangle).

1. Mô hình Hình Chữ Nhật là gì?

Mô hình Hình Chữ Nhật (tiếng Anh là Rectangle) là mô hình được hình thành khi giá bị mắc kẹt giữa mức hỗ trợ và kháng cự song song.

Mô hình Hình Chữ Nhật thể hiện việc bên mua và bên bán thay phiên nhau “tung những cú đấm” về đối phương nhưng lực không đủ mạnh nên giá không thoát ra được.

Giá sẽ test các mức hỗ trợ và kháng cự đó nhiều lần trước khi thoát ra khỏi vùng giới hạn một cách mạnh mẽ.

Ví dụ về mô hình Hình Chữ Nhật mẫu:

2. Cách giao dịch với mô hình Hình Chữ Nhật

Cách 1. Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình

Điểm vào: Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình. Đây chính là điểm đặt lệnh đánh số 1 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

Cách 2: Đặt lệnh sau khi giá phá vỡ mô hình và retest

Điểm vào: Sau khi giá phá vỡ mô hình, đặt lệnh khi giá quay lại retest. Đây chính là điểm đặt lệnh đánh số 2 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

3. Cách giao dịch nào tốt hơn?

Cách 1: Khi giá phá vỡ mô hình, đặt lệnh ngay tại điểm phá vỡ sẽ giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên điểm vào lệnh ở vị trí không thuận lợi như cách 2.

Cách 2: Khi giá phá vỡ mô hình, chỉ đặt lệnh khi giá retest. Nếu giá quay lại retest trước khi tiếp tục xu hướng thì bạn sẽ đạt lợi nhuận cao hơn cách 1. Nếu giá không quay lại retest mà tiếp tục xu hướng luôn, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội.

Lại một lần nữa, không có lựa chọn tốt nhất, chỉ có lựa chọn phù hợp với bạn.

Câu này thật là nhàm chán tuy nhiên nhiệm vụ của chúng tôi là trình bày đầy đủ kiến thức. Vì thế có thể chúng tôi sẽ lặp lại cả trăm lần nữa ở những bài học khác.

4. Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng giảm

Hình bên trái ví dụ mẫu thể hiện mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng giảm.

Trong xu hướng giảm, khi giá gặp một ngưỡng hỗ trợ mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi giữa hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng hỗ trợ và kháng cự nhiều lần rồi phá vỡ hỗ trợ và tiếp tục xu hướng giảm.

Ví dụ thực tế:

Ví dụ mô hình Hình Chữ Nhật của USD/CHF trên khung H4.

Giá đang trong xu hướng giảm và xuất hiện mô hình Hình Chữ Nhật. Sau khi giá phá vỡ hỗ trợ của mô hình thì chạy thẳng tới điểm TP.

Ở ví dụ này bạn chỉ có thể vào lệnh theo cách 1 vì giá phá vỡ mô hình thì không quay lại retest.

5. Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng tăng

Hình bên phải ví dụ mẫu thể hiện mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng tăng.

Trong xu hướng tăng, khi giá gặp một ngưỡng kháng cự mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi giữa hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng hỗ trợ và kháng cự nhiều lần rồi phá vỡ kháng cự và tiếp tục xu hướng tăng.

Ví dụ thực tế:

Ví dụ mô hình Hình Chữ Nhật của GBP/JPY trên khung D1.

Giá đang trong xu hướng tăng và xuất hiện mô hình Hình Chữ Nhật. Sau khi giá phá vỡ kháng cự của mô hình thì giá không chạy thẳng tới TP mà còn quay lại retest kháng cự vừa phá những 2 lần.

Ở ví dụ này bạn có thể vào lệnh theo cả 2 cách và với cách 2 thì bạn có đến 2 cơ hội.

IB Viet Nam No Comments

Mô hình Cái Nêm (Wedge)

1. Mô hình Cái Nêm là gì?

Mô hình Cái Nêm (tiếng Anh là Wedge) là báo hiệu một sự tạm dừng xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng “hội tụ” trước khi đột phá ra khỏi Cái Nêm, tạo điều kiện cho những Forex trader theo chân và kiếm lợi nhuận.

Không như 2 mô hình giá báo hiệu sự đảo chiều đã học là mô hình Hai Đỉnh, Hai Đáy và mô hình Vai Đầu Vai. Sau khi xuất hiện mô hình Cái Nêm, giá có thể tiếp diễn xu hướng hoặc đảo chiều.

Mô hình Cái Nêm có 2 loại: Cái Nêm Tăng và Cái Nêm Giảm.

2. Cái Nêm Tăng

Một Nêm Tăng được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một đường trend line hỗ trợ dốc lên và một đường trend line kháng cự.

Trong đó độ dốc của đường hỗ trợ dốc hơn so với ngưỡng kháng cự.

Điều này chỉ ra rằng mức thấp cao hơn đang được hình thành nhanh hơn mức cao hơn. Điều này dẫn đến một đội hình giống như cái nêm, chính xác là nơi mô hình biểu đồ lấy tên của nó!

Với việc giá đi vào cái “lỗ” ngày càng hẹp thì việc bùng nổ là điều đã được dự đoán trước.

Bây giờ bạn hãy theo dõi những ví dụ cụ thể cho từng trường hợp.

Điểm vào lệnh (entry), dừng lỗ (SL) và chốt lời (TP) sẽ được mô tả cụ thể trên hình ví dụ.

2.1. Nêm Tăng trong xu hướng tăng

Ví dụ 1: Nêm Tăng trong xu hướng tăng của DXY trên khung D1.

Nếu Nêm Tăng hình thành sau một xu hướng tăng thì đó thường là mô hình đảo chiều của giá từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.

2.2. Nêm Tăng trong xu hướng giảm

Ví dụ 2: Nêm Tăng trong xu hướng giảm của GBP/USD trên khung Monthly.

Nếu Nêm Tăng hình thành sau một xu hướng giảm thì đó thường là mô hình báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng giảm của giá.

3. Cái Nêm Giảm

3.1. Nêm Giảm trong xu hướng giảm

Ví dụ 3: Nêm Giảm trong xu hướng giảm của DXY trên khung W1.

Nếu Nêm Giảm hình thành sau một xu hướng giảm thì đó thường là mô hình đảo chiều của giá từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.

3.2. Nêm Giảm trong xu hướng tăng

Ví dụ 4: Nêm Giảm trong xu hướng lên

Nếu Nêm Giảm hình thành sau một xu hướng tăng thì đó thường là mô hình báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng tăng của giá.

4. Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình Cái Nêm

4.1. Khi xuất hiện mô hình Cái Nêm, giá có xu hướng phá vỡ theo hướng ngược với Cái Nêm

Cụ thể hơn, khi xuất hiện mô hình Nêm Tăng, giá thường sẽ có xu hướng phá vỡ Nêm Tăng theo chiều giảm bất kể xu hướng giá trước khi xuất hiện Nêm Tăng là gì.

Ngược lại, khi xuất hiện mô hình Nêm Giảm, giá thường sẽ có xu hướng phá vỡ Nêm Giảm theo chiều tăng bất kể xu hướng giá trước khi xuất hiện Nêm Giảm là gì.

Kết luận này sẽ giúp bạn ghi nhớ cách giao dịch hiệu quả với mô hình Cái Nêm.

4.2. Khi giao dịch theo mô hình Cái Nêm, mục tiêu của giá đạt được thực tế thường sẽ lớn hơn nhiều mục tiêu trên lý thuyết

Kết luận này bạn hãy tự kiểm chứng trên thực tế nhé.

Trong quá trình thực hành giao dịch theo mô hình Cái Nêm, bạn có thể điều chỉnh mục tiêu chốt lời để đạt được lợi nhuận cao hơn.

IB Viet Nam No Comments

Mô Hình Vai Đầu Vai (Head And Shoulders)

1. Mô hình Vai Đầu Vai là gì?

Mô hình Vai Đầu Vai (tiếng anh là Head And Shoulders) là mô hình giá xuất hiện trong 1 xu hướng tăng, báo hiệu đảo chiều xu hướng từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.

Mô hình Vai Đầu Vai là một mô hình giá đảo chiều và thường thấy nhất trong các xu hướng tăng.

Trong xu hướng tăng, giá tạo thành một đỉnh (vai trái), tiếp theo là một đỉnh cao hơn (đầu) và sau đó là một đỉnh thấp hơn (vai phải). Khi giá đi xuống phá vỡ đường neckline, mô hình giá VĐV được hoàn thành.

Mô hình giá này được đặt tên là Vai Đầu Vai vì khi nhìn vào nó bạn sẽ liên tưởng đến đầu và 2 vai của bạn.

Ví dụ về mô hình VĐV mẫu:

Mô hình vai đầu vai

Chú ý về mô hình Vai Đầu Vai thường xuyên gây nhầm lẫn:

  1. Đỉnh của 2 Vai không cần phải bằng nhau
  2. Đường neckline không cần phải là đường ngang (tức là 2 đáy giữa không cần bằng nhau)
  3. Nếu giá chưa phá đường neckline, mô hình VĐV chưa được hoàn thành. Giá có thể đi lên để hình thành mô hình giá khác hoặc chẳng là mô hình nào cả.

2. Cách giao dịch với mô hình Vai Đầu Vai

Cách 1: SELL ngay khi giá phá vỡ đường neckline

Điểm vào: SELL ngay khi giá phá vỡ đường neckline. Đây chính là điểm SELL đánh số 1 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

Cách 2: SELL khi giá phá vỡ đường neckline và retest

Điểm vào: Sau khi giá phá vỡ đường neckline, đặt lệnh SELL khi giá quay lại retest đường neckline. Đây chính là điểm SELL đánh số 2 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

3. Nên dùng cách giao dịch nào với mô hình Vai Đầu Vai?

Cách 1: Khi giá phá vỡ đường neckline, mô hình Vai Đầu Vai đã hoàn thành. Đặt lệnh SELL ngay tại điểm phá vỡ sẽ giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên điểm vào lệnh ở vị trí khá thấp, lợi nhuận sẽ được như cách 2.

Cách 2: Khi giá phá vỡ đường neckline, chỉ SELL khi giá retest neckline. Nếu giá quay lại retest trước khi tiếp tục xu hướng xuống thì bạn sẽ đạt lợi nhuận cao hơn cách 1. Nếu giá không quay lại retest neckline mà giảm luôn, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội.

Bảng tóm tắt so sánh cách 1 và cách 2:

Mô hình vai đầu vai

Giống như đa số lựa chọn khác, với trường hợp này không có lựa chọn nào thực sự tốt hơn lựa chọn khác.

Bạn hãy thực hành trên thị trường để xem mình phù hợp với lựa chọn nào.

4. Một số ví dụ thực tế trên thị trường của mô hình Vai Đầu Vai

Ví dụ 1:

Mô hình vai đầu vai

Ở ví dụ này bạn có thể SELL theo cả 2 cách vì khi giá phá vỡ neckline đã quay lại retest.

Ví dụ 2:

Mô hình vai đầu vai

Ở ví dụ này bạn thích đặt lệnh theo cách 2, bạn đã bỏ lỡ cơ hội vì giá đi thẳng đến điểm Take profit mà chẳng thèm quay đầu nhìn lại.

Ví dụ 3:

Mô hình vai đầu vai

Đây có vẻ là 1 ví dụ mà mô hình Vai Đầu Vai không hoạt động.

Sau khi giá phá vỡ neckline, giá liền quay lại thẳng đến mục tiêu là … Stop loss.

Lời khuyên nhàm chán: Bạn hãy tuân thủ việc đặt Stop loss và quản lý vốn.

Còn nữa!

Bạn đã được học mô hình Vai Đầu Vai là gì và cách giao dịch hiệu quả.

Nếu đảo ngược mô hình Vai Đầu Vai lại, bạn sẽ có mô hình Vai Đầu Vai Ngược.

Cũng như mô hình Hai Đáy, chúng tôi sẽ để bạn tự học mô hình Vai Đầu Vai Ngược.

IB Viet Nam No Comments

Mô hình giá là gì? Mô hình hai đỉnh, Mô hình hai đáy (Double Top, Double Bottom)

Trong bài học này bạn sẽ được giới thiệu một vũ khí khác. Đó là MÔ HÌNH GIÁ.

Hãy nghĩ về nó như một “máy dò mìn”. Chúng có khả năng phát hiện ra “vụ nổ” trên biểu đồ trước khi chúng thực sự xảy ra.

Khi các mô hình giá được xác định chính xác, nó sẽ báo cho bạn biết giá sẽ bùng nổ về phía nào và sức mạnh vụ nổ khoảng bao nhiêu pip.

Dưới đây là danh sách của chúng:

  • Mô hình Hai Đỉnh, mô hình Hai Đáy – Double Top, Double Bottom
  • Mô hình Vai Đầu Vai – Head and Shoulders
  • Mô hình Cái Nêm – Wedge
  • Mô hình Hình Chữ Nhật – Rectangle
  • Mô hình Cờ Đuôi Nheo – Pennant
  • Mô hình Tam Giác – Triangle

1. MÔ HÌNH HAI ĐỈNH – DOUBLE TOP

1.1. Mô hình hai đỉnh là gì?

Mô hình Hai Đỉnh (tiếng Anh là Double Top) là mô hình giá xuất hiện trong 1 xu hướng tăng, báo hiệu đảo chiều xu hướng từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.

Trong xu hướng tăng, khi giá đi lên gặp vùng kháng cự mạnh mà giá không vượt qua được, giá tạo một nhịp giảm và hình thành nên một đỉnh.

Sau nhịp giảm, giá quay lại vùng đỉnh lần nữa. Tuy nhiên giá tiếp tục không phá được vùng đỉnh và giảm trở lại. Lúc này mô hình Hai Đỉnh được xác lập.

Dưới đây là mô hình Hai Đỉnh mẫu:

1.2. Cách giao dịch với mô hình Hai Đỉnh – Double Top

Cách 1: SELL ngay khi giá phá vỡ đường neckline

Điểm vào: SELL ngay khi giá phá vỡ hỗ trợ ở đường neckline. Đây chính là điểm SELL đánh số 1 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

Cách 2: SELL khi giá phá vỡ đường neckline và retest

Điểm vào: Sau khi giá phá vỡ hỗ trợ ở đường neckline, đặt lệnh SELL khi giá quay lại vùng hỗ trợ vừa phá. Đây chính là điểm SELL đánh số 2 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

Cách 1 và cách 2 là cách “chuẩn” khi giao dịch với mô hình Hai Đỉnh – Double Top.

Chúng ta sẽ xem thử cách “không chuẩn” là gì.

Cách 3: SELL ngay khi giá phá vỡ đường trend line tăng đi qua đáy trung tâm

Điểm vào: SELL ngay khi giá phá vỡ đường trend line tăng đi qua đáy trung tâm. Đây chính là điểm SELL đánh số 3 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

Lưu ý:

  • Khi giao dịch theo cách 3 thì mô hình Hai Đỉnh – Double Top CHƯA HÌNH THÀNH.
  • Giao dịch theo cách 3 hoàn toàn tương tự như cách giao dịch theo trendline.

Cơ sở của việc tại sao lại có thể giao dịch theo cách 3 là: Khi giá phá vỡ trend line đi qua đáy trung tâm, KHẢ NĂNG CAO thị trường sẽ tiếp tục giảm qua đường neckline và CHÍNH THỨC hình thành mô hình Hai Đỉnh – Double Top.

Khi đó bạn đã có lệnh SELL sớm hơn rất nhiều, tuy nhiên xác suất thành công sẽ không cao bằng khi MÔ HÌNH HOÀN THÀNH.

1.4. Các ví dụ mô hình Hai Đỉnh – Double Top trong thực tế

Như ví dụ về cặp EUR/AUD khung D1 này. Bạn chỉ có thể vào lệnh theo cách 1 và cách 3 chứ không thể vào lệnh theo cách 2 vì giá không quay lại đường neckline mà xuống luôn.

Ví dụ về cặp EUR/JPY khung H4 này bạn có thể vào lệnh theo cả 3 cách. Mặc dù “diễn biến” giá khá kịch tính nhưng vẫn là một “happy ending” dành cho bạn.

Liệu bạn có tự nghĩ “MÔ HÌNH HAI ĐỈNH THẬT BÁ CHÁY”. Hãy xem tiếp ví dụ thứ 3:

Ví dụ về mô hình Hai Đỉnh – Double Top xuất hiện trên cặp AUD/USD khung D1. Giá sau khi phá vỡ neckline ngay lập tức quay lên đá đít bạn. Dính Stop loss!

Vì thế chúng tôi luôn khuyến cáo bạn tỉnh táo trong mọi tình huống. Luôn đặt Stop loss và tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn của bản thân.

2. MÔ HÌNH HAI ĐÁY- DOUBLE BOTTOM

Mô hình Hai Đáy hoàn toàn tương tự với mô hình Hai Đỉnh nên chúng tôi sẽ không trình bày thêm nữa.

Hãy đến với mô hình giá tiếp theo là mô hình Vai Đầu Vai trong bài học sau.