IB Viet Nam No Comments

Ảnh hưởng của Fixed Income Securities đến những chuyển động tiền tệ.

Ở bài trước, chúng ta đã nói về vai trò của sự chênh lệch tỷ suất lợi nhuận như một chỉ báo cho sự biến động giá của tiền tệ.

Khi chênh lệch trái phiếu hoặc chênh lệch lãi suất giữa hai nền kinh tế tăng lên, đồng tiền có lãi suất cao hơn thường sẽ tăng giá so với đồng tiền còn lại.

Thuật ngữ FIXED INCOME SECURITIES có nghĩa là CHỨNG KHOÁN CHO THU NHẬP CỐ ĐỊNH (bao gồm cả trái phiếu) là các khoản đầu tư được chi trả những khoản thanh toán cố định theo những khoảng thời gian định trước.

Những nền kinh tế mang lại lợi nhuận Fixed income securities cao sẽ thu hút được nhiều khoản đầu tư hơn.

Điều này làm tăng sức hút cho đồng nội tệ của quốc gia so với các nền kinh tế mang có Fixed Income Securities thấp.

Hãy thử so sánh trái phiếu Anh và chứng khoán Châu Âu.

Nếu chứng khoán Châu Âu đưa ra tỉ lệ lợi nhuận thấp so với trái phiếu Anh, đương nhiên các nhà đầu tư sẽ chuyển túi tiền của họ sang nơi có sức hút hơn.

Do đó, đồng EUR có thể sẽ suy yếu hơn so với các đồng tiền khác, đặc biệt là đồng bảng Anh.

Nguyên lý này áp dụng cho mọi thị trường “Fixed income” và bất kể đồng tiền nào.

Bạn có thể so sánh lợi tức của Fixed Income Securities của Brazil so với Nga và sử dụng nguyên lý trên để dự đoán kịch bản dành cho đồng Real (Brazil) và đồng Rúp (Nga).

Hoặc bạn cũng có thể so sánh Fixed Income Securities của Ailen so với Hàn Quốc.

Bạn sẽ thấy những kết quả rõ rệt.

Nếu bạn muốn tìm kiếm dữ liệu về trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp, bạn có thể tìm chúng trên hai nguồn thông tin là Bloomberg và Trading Economics.

Hoặc bạn có thể tìm trên website chính phủ của một quốc gia mà bạn quan tâm để tìm hiểu về lợi tức trái phiếu hiện tại của quốc gia đó.

Trên thực tế, hầu như quốc gia nào cũng cung cấp trái phiếu nhưng bạn chỉ nên đầu tư ở những quốc gia sở hữu đồng tiền chính.

Dưới đây là một số trái phiếu phổ biến trên khắp thế giới:

NỀN KINH TẾCUNG CẤP TRÁI PHIẾU
Hoa KỳTrái phiếu kho bạc Mỹ, trái phiếu Yankee
Vương quốc AnhGilts, trái phiếu Bulldog
Nhật BảnTrái phiếu Nhật Bản, trái phiếu Samurai
EurozoneTrái phiếu Eurozone, Euribors
nước ĐứcBến
Thụy sĩTrái phiếu Thụy Sĩ
CanadaTrái phiếu Canada
Châu ÚcTrái phiếu Úc, trái phiếu kangaroo, trái phiếu Matilda
New ZealandTrái phiếu New Zealand, trái phiếu Kiwi
Tây Ban NhaTrái phiếu Matador

Một lưu ý rằng trái phiếu của mỗi quốc gia sẽ có những điều khoản khác nhau, chẳng hạn như thời gian đáo hạn.

IB Viet Nam No Comments

Chênh lệch trái phiếu giữa hai quốc gia ảnh hưởng đến tỷ giá như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản, sự chênh lệch trái phiếu thể hiện sự khác biệt lợi tức trái phiếu giữa hai quốc gia.

Sự chênh lệch lợi tức tạo ra xu hướng giao dịch chênh lệch lãi suất – carry trade, như chúng ta đã thảo luận ở các bài học trước.

Bằng việc theo dõi sự chênh lệch trái phiếu và những kỳ vọng thay đổi lãi suất sẽ giúp bạn có ý tưởng về đường đi của các cặp tiền tệ.

Hãy xem biểu đồ sau:

Tương quan dương của chênh lệch trái phiếu và AUD / USD

Khi sự chênh lệch trái phiếu càng lớn, đồng tiền của quốc gia có lợi tức trái phiếu cao hơn sẽ tăng giá so với đồng tiền còn lại.

Bạn có thể nhìn thấy điều này trên biểu đồ giá thể hiện giá của cặp AUDUSD và đường chênh lệch trái phiếu chính phủ của Úc và Hoa Kỳ trong hơn 10 năm.

Hãy lưu ý, khi chênh lệch trái phiếu tăng từ 0.5% lên 1% từ năm 2002 đến 2004 thì tỷ giá cặp AUDUSD cũng đã tăng từ 0.5000 đến 0.7000, mức tăng lên đến 40%.

Tương tự, vào năm 2007, khi chênh lệch trái phiếu tăng từ 1% lên 2.5%, tỷ giá AUD/USD tăng từ 0.7000 lên trên 0.9000. Mức tăng 2000 pip.

Khi suy thoái kinh tế diễn ra vào năm 2008, tất cả các ngân hàng trung ương lớn bắt đầu cắt giảm lãi suất, tỷ giá đồng AUDUSD khi đó đã giảm từ mức 0.9000 xuống còn 0.7000.

Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Lý do là vì các nhà giao dịch đang tận dụng lợi thế của trò chơi mang tên chênh lệch lãi suất – carry trade.

Khi sự chênh lệch tăng lên giữa trái phiếu Úc và kho bạc Hoa Kỳ, các nhà giao dịch bắt đầu nhảy vào mua cặp tiền AUDUSD.

Thật dễ hiểu, họ đang tận dụng lợi thế của sự chênh lệch lãi suất.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế diễn ra khiến ngân hàng dự trữ Úc phải cắt giảm lãi suất đồng AUD và sự chênh lệch dần được thu hẹp lại dẫn đến việc các nhà giao dịch phải đóng các lệnh mua AUDUSD của mình do lợi thế chênh lệch lãi suất không còn nữa.

Dưới đây là một ví dụ khác: Khi sự chênh lệch giữa trái phiếu của Anh và Hoa Kỳ giảm đi, tỷ giá của cặp tiền GBP/USD cũng dần bị suy yếu.

GBP / USD so với chênh lệch trái phiếu US-UK

IB Viet Nam No Comments

Ảnh hưởng của lợi tức trái phiếu đến tiền tệ

Một trái phiếu thực chất như một “IOU” (viết tắt của I Own You) khi nó cần dùng để vay tiền.

Khi chính phủ, thành phố hay các công ty đa quốc gia cần một nguồn vốn lớn để hoạt động, họ sẽ phải vay tiền từ các ngân hàng hay bất kì cá nhân nào.

Và với việc bạn sở hữu một trái phiếu chính phủ có hiệu lực, có nghĩa là chính phủ đang vay tiền của bạn.

Bạn thắc mắc liệu nó có giống với việc sở hữu một cổ phiếu hay không?

Điểm khác biệt lớn đó là trái phiếu thường có thời hạn xác định, tại đó chủ sỡ hữu sẽ được hoàn trả lại số tiền gốc mà anh ta đã cho vay vào một ngày đã định trước.

Ngoài ra anh ta còn được hưởng thêm lãi suất trái phiếu. Những khoản lãi đó được thanh toán định kỳ trong những khoảng thời gian nhất định.

Như vậy, trái phiếu như một khoản nợ mà người phát hành có nghĩa vụ phải trả cho người sở hữu một khoản tiền cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định với lợi tức đã quy định trước.

Trong đó, lợi tức trái phiếu chính là khoản lãi đã được cam kết từ nhà phát hành.

Giá trái phiếu và lợi tức trái phiếu có mối tương quan nghịch. Tức là, nếu giá trái phiếu tăng lên, lợi tức trái phiếu sẽ giảm và ngược lại.

Vậy, lợi tức trái phiếu thì có liên quan gì đến thị trường tiền tệ??

Hãy nhớ rằng: các mối quan hệ liên thị trường luôn chi phối đến diễn biến giá của tiền tệ.

Lợi suất trái phiếu thể hiện sức mạnh của thị trường chứng khoán quốc gia, làm tăng nhu cầu đối với tiền tệ của quốc gia đó.

Hãy xem xét kịch bản sau: Khi các nhà đầu tư cảm thấy lo ngại về các khoản đầu tư chứng khoán của mình.

Để an toàn hơn, họ quyết định sẽ đầu tư vào trái phiếu. Điều đó thúc đẩy giá trái phiếu tăng cao, và đương nhiên lợi tức trái phiếu sẽ giảm xuống.

Khi ngày càng nhiều nhà đầu tư tránh xa khỏi thị trường chứng khoán và những hình thức đầu tư rủi ro cao khác, họ sẽ tìm đến những khoản đầu tư an toàn hơn, ví dụ như trái phiếu và đồng dollar Mỹ.

Đó chính là lý do khiến giá trái phiếu và đồng dollar Mỹ tăng lên.

Lợi tức trái phiếu chính phủ đóng vai trò như một chỉ số định hướng cho lãi suất và kỳ vọng của quốc gia.

Bài học tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem sự chênh lệch lợi tức trái phiếu giữa hai quốc gia ảnh hưởng thế nào đến tỷ giá trao đổi của họ.

IB Viet Nam No Comments

Dầu ảnh hưởng đến USDCAD như thế nào?

Trong bài học này, chúng ta sẽ đề cập đến một tài nguyên quý giá khác mà chúng ta hay gọi nó là “Vàng đen”. Đó chính là DẦU THÔ.

Chúng ta có thể sống thiếu vàng, ok, không vấn đề gì cả.

Nhưng chúng ta khó có thể sống nếu như không có dầu.

Dầu như là nguồn sống nuôi dưỡng nền kinh tế toàn cầu vì đây là nguồn năng lượng chính phục vụ cho mọi hoạt động của con người.

Canada là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Hoa Kỳ, họ xuất khẩu hơn 3 triệu thùng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ sang Hoa Kỳ mỗi ngày.

Hãy nhìn vào bảng phân bố tỷ lệ sau.

Nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ theo quốc gia

Với việc chiếm tỷ lệ lớn như vậy khiến cho nhu cầu trao đổi đối với đồng Dollar Canada là rất lớn.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng nền kinh tế của Canada phụ thuộc vào xuất khẩu, và 85% trong số đó là xuất khẩu sang nước Mỹ.

Bởi vậy, cặp tiền USDCAD có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phản ứng của những người tiêu dùng Mỹ đến sự thay đổi của giá dầu.

Nếu nhu cầu của Mỹ tăng, các nhà sản xuất cần nhiều dầu hơn nữa để phục vụ cho hoạt động của họ, sẽ khiến cho giá dầu tăng lên và tỷ giá cặp USDCAD giảm xuống.

Và ngược lại, nếu nhu cầu của Mỹ giảm, các nhà máy hoạt động giảm công suất, nhu cầu về lượng dầu nhập khẩu cũng giảm, khiến cho nhu cầu về đồng CAD giảm theo.

Như vậy có thể kết luận, Dầu có một mối tương quan nghịch với USDCAD.

Khi dầu tăng, USDCAD giảm Và ngược lại.

Để cho các bạn dễ hình dung hơn, chúng ta hãy đảo ngược biểu đồ tỷ giá của cặp USDCAD và đối chiếu với giá dầu để nhìn rõ hơn sự tương quan đó nhé.

Nhìn vào biểu đồ dưới đây các bạn sẽ thấy chúng giống nhau một cách khó tin.

Dầu thô so với USD / CAD đảo ngược
Dầu thô so với USD / CAD đảo ngược
IB Viet Nam No Comments

Vàng ảnh hưởng đến AUDUSD và USDCHF như thế nào?

Trước khi nói đến chi tiết mối quan hệ giữa các cặp tiền tệ và vàng, trước tiên chúng ta hãy lưu ý rằng đồng Dollar và Vàng thường không thuận nhau.

Có nghĩa là, thông thường khi USD tăng giá, vàng sẽ giảm và ngược lại.

Vàng ảnh hưởng đến AUD / USD và USD / CHF như thế nào

Lý giải cho điều này như sau: trong các thời điểm kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào một cái gì đó giữ giá, và họ bỏ đồng USD để mua vàng.

Bởi vàng không giống như những tài sàn khác, nó có giá trị từ bản chất của chính nó, đẹp và khan hiếm.

Vàng và AUD/USD

Ngày nay, mối quan hệ không hòa thuận của đồng Dollar và vàng vẫn còn mặc dù nó không còn rõ rệt như trước.

Do lo ngại về sự ổn định của đồng Dollar khi nền kinh tế Mỹ có vấn đề (nhất là thời điểm hiện tại Mỹ chiến tranh thương mại với Trung Quốc), các nhà đầu tư hiện nay đã không còn thường xuyên tìm đến đồng bạc xanh như trước nữa.

Mặc dù từ trước đến nay, đồng Dolla luôn cho thấy khả năng phục hồi sau khi phải đối mặt với những rủi ro của thị trường là tốt hơn hẳn so với những đồng tiền khác.

Hãy nhìn vào biểu đồ này:

Tương quan tích cực của vàng với AUD / USD

Bạn có thể nhìn thấy sự tương đồng giữa vàng và cặp tiền AUDUSD

Hiện nay, Úc là quốc gia khai thác vàng lớn thứ ba trên thế giới và họ đang sở hữu kho vàng với khả năng khai thác trị giá 5 tỷ USD mỗi năm.

Rõ ràng, điều đó góp phần tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa vàng và AUDUSD.

Khi vàng tăng, AUDUSD cũng tăng. Và ngược lại.

Trong lịch sử, AUDUSD có sự tương quan đến 80% đến giá vàng.

Đây là một đối sánh khác:

Vàng và USD/CHF

Tương quan tiêu cực của vàng với USD / CHF

Xuyên qua đại dương, chúng ta đến với đồng tiền của Thụy Sĩ – France Thụy Sĩ.

Đồng France Thụy Sĩ cũng có mối liên hệ chặt chẽ với vàng.

Với đồng Dollar làm tiền tệ cơ sở, chúng ta có thể thấy cặp USDCHF có xu hướng đi ngược với giá vàng.

Khi vàng tăng, USDCHF giảm. Và ngược lại.

Lý giải cho mối quan hệ mật thiết giữa đồng CHF và vàng, đó là bởi 25% lượng France Thụy Sĩ được hỗ trợ bởi vàng dự trữ.

Cộng với việc đồng Dollar và vàng thường không hòa thuận với nhau như đã nói, dễ thấy vàng có mối tương quan nghịch với cặp tiền USDCHF

Mối quan hệ giữa vàng và các cặp tiền tệ chính chỉ là một trong rất nhiều thứ mà chúng ta sẽ phải tìm hiểu. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết sau nhé.

IB Viet Nam No Comments

Xác định tiêu chí và rủi ro cho Carry Trade

1. Tiêu chí để tìm kiếm một giao dịch chênh lệch lãi suất

Rất đơn giản, để tìm ra một cặp tiền tệ phù hợp cho giao dịch chênh lệch lãi suất dựa vào 2 điều kiện:

  1. Tìm 2 loại tiền tệ có chênh lệch lãi suất cao.
  2. Tìm một cặp tiền ổn định và có xu hướng tăng lên.

Điều thứ nhất thì đã quá rõ ràng rồi, vì chúng ta giao dịch chênh lệch lãi suất, nên yếu tố chênh lệch lãi suất cao giữa hai đồng tiền là yêu cầu bắt buộc.

Còn điều kiện thứ hai sẽ giúp cho chúng ta có thể thu được lợi nhuận lớn sau khi chốt lệnh ngoài việc chỉ kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất đồng tiền.

Chúng ta hãy xem một ví dụ thực tế về giao dịch chênh lệch lãi suất:

Carry Trade: Biểu đồ hàng tuần của AUD / JPY

Trên hình là biểu đồ tuần của cặp AUD/JPY. Đây là thời điểm Nhật Bản đang duy trì chính sách “lãi suất 0”, hay còn gọi là Zero Interest Rate Policy (ZIRP).

Kể từ năm 2016, Nhật Bản thậm chí đã tiến hành chính sách lãi suất âm, tức là các ngân hàng sẽ thu lãi suất 0.1% đối với các khoản tiền gửi của các cá nhân hay tổ chức, với mục đích kích thích đầu tư và sử dụng tiền hiệu quả hơn.

Với việc Ngân hàng Dự trữ Úc đưa ra mức lãi suất cao 4.5%, rất nhiều nhà đầu tư đã đổ xô vào giao dịch cặp tiền này, đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra xu hướng tăng nhỏ cho cặp AUD/JPY.

Từ đầu năm 2009 đến đầu năm 2010, cặp AUD/JPY đã tăng từ giá 55.50 lên đến 88.00, mức tăng 3250 pip.

Nếu bạn kết hợp sự chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền này với sự tăng giá của nó trong dài hạn, rõ ràng cặp AUD/JPY là một khoản đầu tư quá đẹp cho các nhà đầu tư và các trader.

Tất nhiên không có gì là chắc chắn. Nền kinh tế và chính trị thế giới luôn thay đổi từng ngày.

Lãi suất của các đồng tiền cũng có thể thay đổi kéo theo việc chênh lệch lãi suất của các đồng tiền thay đổi theo.

Từ đó có thể khiến cho việc giao dịch chênh lệch lãi suất các cặp tiền không còn hiệu quả như trước.

2. Rủi ro của giao dịch chênh lệch lãi suất

Với một nhà giao dịch thông minh, câu hỏi đầu tiên trước khi đưa ra quyết định đầu tư là “rủi ro của tôi là gì?”

Vậy rủi ro của giao dịch chênh lệch lãi suất là gì?

Mỗi nhà giao dịch đều phải tự lên kế hoạch quản lý rủi ro cho mình, nếu xem Carry Trade – Giao dịch chênh lệch lãi suất là một giao dịch thuần túy, vậy bạn phải xem liệu nó có phù hợp với quy tắc quản lý rủi ro của mình hay không.

Trong ví dụ ở bài trước với Nam và số tiền cưới 10 000 USD của mình.

Rủi ro lớn nhất mà Nam có thể phải chịu là tài khoản bị đóng và chỉ còn lại số tiền ký quỹ, Nam sẽ mất 9 000$.

Bạn đã thấy vấn đề rồi chứ?

Carry Trade cũng chỉ là một giao dịch bình thường và nếu bạn không quản lý rủi ro cho nó, bạn vẫn sẽ phải chịu hậu quả là cháy tài khoản.

Vì vậy, hãy đặt Stoploss cho mọi giao dịch, thay vì phải mạo hiểm cho toàn bộ số tiền của mình.

IB Viet Nam No Comments

Khi nào Carry Trade hiệu quả?

Khi nào Carry Trade hiệu quả?

Giao dịch chênh lệch lãi suất hoạt động tốt nhất khi một nhà đầu tư hiểu rõ được rủi ro và cơ hội của mình cho việc mua một đồng tiền có lãi suất cao và bán một đồng tiền lãi suất thấp hơn.

Với một người lạc quan, họ sẽ nghĩ “Vẫn còn một nửa ly nước” trong khi với một người bi quan thì “Ly nước chỉ còn một nửa”.

Tương tự với việc giao dịch chênh lệch lãi suất, bạn phải hiểu và chấp nhận cả rủi ro lẫn cơ hội.

Dù điều kiện kinh tế hiện tại có thể không tốt nhưng nền kinh tế đó phải cho thấy những dấu hiệu tích cực.

Khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng tốt, ngân hàng trung ương sẽ phải điều chỉnh lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Khi đó, lãi suất đồng tiền tăng lên dẫn đến việc giao dịch chênh lệch lãi suất của bạn càng thuận lợi.

Khi nào Carry Trades KHÔNG hiệu quả?

Khi nền kinh tế quốc gia có triển vọng không tốt (dấu hiệu đi xuống), không ai dám đầu tư vào đó khiến cho giá trị đồng tiền tệ quốc gia càng đi xuống.

Trong tình hình đó, ngân hàng trung ương có thể sẽ phải hạ lãi suất để kích cầu nền kinh tế tăng trưởng.

Và rõ ràng điều đó không hề có lợi cho việc giao dịch chênh lệch lãi suất.

Tóm lại, giao dịch chênh lệch lãi suất sẽ có hiệu quả nhất khi các nhà đầu tư có “ÁC CẢM RỦI RO” thấp (Thuật ngữ “Risk Aversion”).

Đó là lúc các nhà đầu tư cảm nhận được triển vọng của thị trường.

Ngược lại, nó sẽ thiếu hiệu quả khi ác cảm rủi ro ở mức cao.

Khi ác cảm rủi ro cao, các nhà đầu tư sẽ ít đưa ra quyết định đầu tư mạo hiểm.

Hãy thử suy nghĩ một cách thực tế:

Giả sử với điều kiện kinh tế khó khăn và đất nước đang trải qua thời kỳ suy thoái. Bạn nghĩ người hàng xóm của bạn sẽ làm gì với tiền của họ?

Có thể họ sẽ chọn một khoản đầu tư với lợi nhuận thấp nhưng an toàn.

Đó rõ ràng là một lựa chọn không hề tồi, bởi trong thời điểm kinh tế đi xuống, sẽ không có vấn đề gì với một lợi nhuận thấp cả, miễn là số tiền đầu tư được đảm bảo an toàn.

Khi đó, việc tìm kiếm lợi nhuận không phải là ưu tiên hàng đầu mà là bảo toàn vốn.

Bảo toàn vốn sẽ giúp cho người hàng xóm của bạn có những kế hoạch dự phòng khi mọi thứ trở nên tồi tệ, giả như khi anh ta bị đuổi việc.

Trong đầu tư ngoại hối, có một thuật ngữ dành cho trường hợp của a bạn hàng xóm, đó là mức độ “Sợ rủi ro” hay “Ác cảm rủi ro” cao (Risk Aversion).

Khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, các nhà đầu tư có xu hướng bỏ tiền của mình vào các đồng tiền trú ẩn an toàn có lãi suất thấp như USD hay đồng Yên Nhật.

IB Viet Nam No Comments

Giao dịch chênh lệch lãi suất – Carry Trade là gì?

Carry Trade là một trong những hình thức kiếm tiền phổ biến nhất của các nhà quản lỹ quỹ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài học này.

1. Carry Trade là gì?

Khi bạn vay mượn hoặc bán một tài sản với lãi suất thấp, sau đó dùng số tiền thu được để mua một tài sản khác với lãi suất cao hơn.

Trong khi bạn chỉ phải trả lãi suất thấp cho tài sản bạn đã vay hoặc bán thì bạn lại thu được lãi cao hơn cho tài sản bạn đã mua.

Từ đó, lợi nhuận bạn thu được chính là nhờ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT.

Ví dụ về giao dịch chênh lệch lãi suất.

Giả sử bạn vay ngân hàng một khoản tiền 10 000 USD với lãi suất 1%/năm.

Sau đó bạn dùng số tiền này để mua một trái phiếu trị giá 10 000 USD và được trả lãi 5%/năm.

Rất dễ thấy, bạn có một lợi nhuận là 4% chỉ từ khoản tiền đi vay nhờ chênh lệch lãi suất.

Có thể bạn đang nghĩ đó không phải là một khoản lợi nhuận hấp dẫn so với việc tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường.

Vậy thì bạn đã quên mất một yếu tố tuyệt vời từ thị trường ngoại hối, đó chính là ĐÒN BẨY.

Nếu như bạn sử dụng đòn bẩy 1:20 thì sao? Con số 4% kia đã có thể biến thành 80% rồi.

Nếu bạn vẫn cảm thấy khó hiểu, mời bạn hãy cùng xem tiếp.

Ví dụ về giao dịch chênh lệch lãi suất với đòn bẩy

Giả sử bạn vay 1 000 000 USD với lãi suất 1%.

Ngân hàng yêu cầu một khoản thế chấp 10 000 USD từ bạn và bạn sẽ nhận lại nó khi tất toán khoản vay.

Bạn ôm balo tiền và đi bộ sang bên đường vào một ngân hàng khác và gửi 1 000 000 USD vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất được trả là 5%/năm.

Một năm trôi qua, số tiền bạn kiếm được là: 1 000 000 x 0.05 = 50 000 USD.

Bạn rút hết cả gốc và lãi về sau đó trả lại tiền cho ngân hàng mà bạn đã vay.

Tổng số tiền mà bạn phải trả là 1 000 000 USD ban đầu cộng với lãi suất 1% tương ứng với 10 000 USD mà bạn phải chịu.

Như vậy, lợi nhuận ròng mà bạn có được là 40 000 USD.

Chỉ với 10 000 USD ban đầu, bạn đã thu về đến 400%.

Bây giờ bạn đã thấy nó thực sự hấp dẫn chưa?

Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về cách thực hiện Carry Trade và khi nào nó có thể (hoặc không thể) sử dụng được.

Đòn bẩy giao dịch

2. Giao dịch chênh lệch lãi suất với một cặp tiền tệ

Trong thị trường ngoại hối, chúng ta giao dịch theo các cặp tiền, ví dụ nếu bạn mua EURUSD thì tức là bạn đang mua đồng EUR và bán đồng USD cùng lúc.

Bạn sẽ trả lãi cho tiền tệ mà bạn bán, cùng với đó bạn thu lãi cho tiền tệ mà bạn mua.

Điều đặc biệt trong thị trường ngoại hối là bạn được trả lãi mỗi ngày trên từng giao dịch từ sự chênh lệch lãi suất giữa hai loại tiền tệ mà bạn đã giao dịch đó.

Đây là chi phí mà sàn môi giới trả cho sự chênh lệch lãi suất khi bạn giữ giao dịch của mình qua đêm với điều kiện đồng tiền bạn mua có lãi suất cao hơn.

Trong điều kiện ngược lại, đồng tiền bạn mua có lãi suất thấp hơn, bạn sẽ phải trả cho khoản chênh lệch đó.

Chúng ta đều biết, ưu điểm của giao dịch ngoại hối chính là đòn bẩy, nhờ đó chúng ta có thể giao dịch với khối lượng lớn hơn rất nhiều so với số tiền chúng ta có.

Hầu hết các sàn môi giới thường yêu cầu chỉ 1% đến 2% cho tiền ký quỹ của mỗi giao dịch.

Ví dụ về giao dịch chênh lệch lãi suất với một cặp tiền tệ

Hãy xem ví dụ sau để thấy sức mạnh của giao dịch chênh lệch lãi suất như thế nào:

Đây là Nam, một chàng trai 9x trẻ vừa mới lập gia đình và đang có 10 000 đô-la tiền mừng cưới.

Nam đang phân vân chưa biết nên đầu tư thế nào để kiếm lời với khoản tiền này.

Nếu gửi ngân hàng với lãi suất 7% thì sau một năm Nam chỉ thu về được 700 đô tiền lãi. Chẳng đáng là bao.

Vì vậy Nam đã không chọn phương án đó mà quyết định sẽ mở một tài khoản giao dịch ngoại hối (tất nhiên là sau một thời gian dài chinh chiến trên tài khoản demo và tích lũy được kha khá kinh nghiệm nhé).

Nam đã tìm thấy một cặp tiền có chênh lệch lãi suất lên đến 5%/năm và thực hiện một giao dịch với khối lượng 100 000 đô-la với cặp tiền đó.

Nam sử dụng đòn bẩy 1:100, do đó a chỉ cần sử dụng 1 000 USD cho tiền ký quỹ.

Kịch bản nào sẽ xảy ra nếu Nam giữ nguyên tài khoản của mình trong một năm?

Có 3 khả năng:

  1. Cặp tiền mà Nam mua rớt giá thảm hại. Tài khoản của Nam bị stop out và tất cả những gì Nam còn lại chỉ là số tiền ký quỹ 1 000 đô.
  2. Cặp tiền giữ nguyên tỷ giá: Trong trường hợp này, Nam không thu được lợi nhuận từ giao dịch, nhưng a đã thu được 5% lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất. Tương đương với 5 000$.
  3. Cặp tiền tăng giá: Đây là kịch bản tuyệt vời nhất cho khoản đầu tư của Nam. Anh không chỉ kiếm được lợi nhuận từ 5% chênh lệch lãi suất mà còn kiếm được lợi nhuận từ giao dịch của mình.

Bạn thấy đấy, với việc lợi dụng đòn bẩy và chênh lệch lãi suất, Nam đã có thể kiếm được 50% lợi nhuận sau một năm.

Tất nhiên việc giao dịch không đơn giản như thế, nhưng điều quan trọng qua bài học này là bạn đã có thể hiểu được Carry Trade là gì và nó vận hành như thế nào rồi.

IB Viet Nam No Comments

Cách tạo chỉ báo giao dịch COT của riêng bạn

Chúng ta đã biết chỉ báo COT rất hữu ích trong việc sử dụng nó như một công cụ để phát hiện thời điểm thị trường đảo chiều.

Nhưng vấn đề là, chúng ta không có những con số cụ thể được in ngay trên bản báo cáo và nói cho chúng ta biết rằng “Ê, tâm lý thị trường đã đạt đến điểm cực hạn rồi, mua luôn và ngay đi chứ còn chờ giờ nữa” rồi cứ thế chúng ta chỉ việc nhảy vào mua hoặc bán 10 000 000 cổ phiếu và thu lời một cách dễ dàng. Không có mùa xuân đó!

Việc xác định cực hạn của tâm lý thị trường là rất khó bởi vì không phải lúc nào các vị thế mua và bán ròng cũng liên quan đến nhau.

Cũng có thể một mức cực hạn tâm lý thị trường cách đây 5 năm không còn là mức cực hạn của thị trường ở thời điểm hiện tại nữa.

Tất cả những gì bạn muốn là tạo ra một danh mục giúp bạn có thể đánh giá được tình hình tâm lý thị trường.

Vậy bạn phải giải quyết vấn đề này như thế nào?

1. Cách tạo một danh mục để đánh giá cực hạn của thị trường

Dưới đây là quy trình từng bước về cách tạo danh mục này:

  1. Quyết định khoảng thời gian: Chúng ta càng nhập nhiều giá trị vào chỉ mục, chúng ta sẽ càng nhận được ít tín hiệu cực hạn tâm lý, nhưng bù lại nó sẽ càng đáng tin cậy. Càng ít giá trị đầu vào thì bạn sẽ nhận được càng nhiều tín hiệu hơn, nhưng cũng đồng nghĩa rằng độ tin cậy thấp đi.
  2. Tính toán sự chênh lệch giữa giao dịch của các nhà đầu cơ lớn (large speculators) và các nhà giao dịch thương mại (commercial) mỗi tuần.

Công thức tính toán sự chênh lệch này là:

Chênh lệch = Giao dịch ròng của Nhà đầu cơ lớn – Giao dịch ròng của nhà Giao dịch Thương mại

Hãy lưu ý rằng nếu các nhà đầu cơ lớn thực sự theo xu hướng tăng, thì các nhà giao dịch thương mại thực sự theo xu hướng giảm, điều này sẽ dẫn đến một con số tích cực.

Ngược lại, nếu các nhà đầu cơ lớn thực sự theo xu hướng giảm, các nhà giao dịch thương mại thực sự theo xu hướng tăng, điều này sẽ dẫn đến một con số tiêu cực.

Tiếp theo, bạn cần thực hiện:

  1. Xếp hạng các kết quả này theo thứ tự tăng dần, từ tiêu cực nhất đến tích cực nhất.
  2. Gán giá trị 100 cho số lớn nhất và 0 cho số nhỏ nhất.

Và bây giờ chúng ta có một chỉ báo COT!

Nó rất giống với các chỉ báo RSI và Stochastic mà chúng ta đã thảo luận trong các bài học trước.

Khi bạn đã gán giá trị cho từng mức độ chênh lệch, bạn sẽ được cảnh báo mỗi khi dữ liệu mới được nhập vào chỉ mục HIỂN THỊ cực trị 0 hoặc 100.

Bạn sẽ biết được khi nào sự chênh lệch giữa vị trí của hai nhóm là lớn nhất, khi đó sự đảo chiều có thể sắp xảy ra.

Hãy nhớ rằng, chúng ta quan tâm đến việc liệu xu hướng sẽ còn tiếp tục hay kết thúc.

Nếu báo cáo COT cho thấy tâm lý thị trường đang ở mức cực hạn, nó sẽ giúp chúng ta xác định được đỉnh và đáy.

2. Cách diễn giải báo cáo COT

Chúng ta đã biết được cách để xác định cực hạn tâm lý thị trường, vậy tiếp theo là gì?

Hãy nhớ lại ở bài học trước:

Mỗi đỉnh và đáy tương ứng với một cực hạn tâm lý thị trường nhưng không phải mọi cực hạn tâm lý thị trường đều cho kết quả là một đỉnh hoặc đáy.

Do đó, chúng ta cần một chỉ báo chính xác hơn.

Tính toán tỷ lệ phần trăm của các giao dịch đầu cơ mua hoặc bán sẽ là thước đo tốt hơn để xác định xem thị trường đang lên đỉnh hay xuống đáy.

Báo cáo COT

Để dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ quay về quá khứ và xem điều gì đã xảy ra với đồng Dollar Canada.

Khi báo cáo COT được phát hành vào ngày 22 tháng 8 năm 2008, các nhà đầu cơ đã bán ròng 28 085 hợp đồng.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2009, họ đã bán ròng 23 950 hợp đồng.

Với những thông tin này, bạn có nghĩ rằng khả năng cao thị trường sẽ đi xuống trong tháng 8 vì có nhiều nhà đầu cơ đã bán ra trong giai đoạn đó?

Báo cáo COT: Tỷ lệ ngắn và dài có thể giúp bạn phát hiện ra đỉnh và đáy thị trường

Hãy nhìn vào hình ảnh trên.

Trong tháng 8 có 66 726 giao dịch bán ra trong khi chỉ có 38 641 giao dịch mua vào.

Ta có thể tính được: Short ratio = (66 726) / (38 641 + 66 726) = 63.3%.

Trong tháng 3 năm 2009, chỉ có 8 715 giao dịch mua và 32 665 giao dịch bán ra.

Điều đó có nghĩa là: Short ratio = (32 655) / (8,715 + 32,655) = 78.9%.

Như vậy khả năng cao hơn là thị trường sẽ thực sự tạo đáy vào tháng 3 năm 2009 chứ không phải vào tháng 8 năm 2008 mặc dù số giao dịch bán ra ở tháng 8/2008 nhiều hơn.

Thực tế xảy ra bạn có thể nhìn thấy trên hình minh họa, vào tháng 8 năm 2009, đồng Canada rơi xuống chỉ còn 940 U.S cent.

Nhưng đến tháng 3 năm 2009, đồng Canada đã tiếp tục rơi xuống và tạo đáy ở giá 77 U.S cent.

Vậy chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Đúng là thị trường đã tạo đáy và đảo chiều tăng một cách đều đặn.

IB Viet Nam No Comments

Sử dụng báo cáo COT trong giao dịch Forex

Báo cáo COT được xuất bản hàng tuần, sẽ hữu ích hơn nếu sử dụng báo cáo COT như là một chỉ báo tâm lý thị trường cho các giao dịch dài hạn.

Có thể bạn sẽ thắc mắc:

“Làm thế nào để bạn biến số dữ liệu khổng lồ kia thành một chỉ báo tâm lý thị trường để thu về được lợi nhuận?”

Vậy thì sau đây, bạn sẽ được tìm hiểu:

1. Cách sử dụng cáo cáo COT trong giao dịch Forex

Có một cách để sử dụng báo cáo COT vào giao dịch của bạn, đó là tìm điểm mua ròng và điểm bán ròng.

Tìm ra những điểm này bạn có thể sẽ nhận thấy khu vực đảo chiều của thị trường ở gần những điểm đó.

Chúng ta hãy cùng xem biểu đồ EUR/USD này:

Báo cáo COT: EUR Globex

Chúng ta có một biểu đồ diễn biến giá của cặp EURUSD ở phía trên, đồng thời có dữ liệu về các lệnh mua và bán của EUR trong hợp đồng tương lai ở phía dưới.

Chúng ta hãy để ý, dữ liệu ở nửa dưới được chia thành 3 thành phần:

  • Commercial traders (màu xanh dương)
  • Non-commercial traders (màu xanh lá cây)
  • Retail traders (màu đỏ)

Chúng ta sẽ không quan tâm đến commercial trader bởi vì họ chỉ quan tâm đến việc đề phòng rủi ro thay vì tìm kiếm lợi nhuận từ giao dịch.

Chúng ta hãy xem những điều gì đã xảy ra giữa năm 2009.

Như bạn có thể thấy, EURUSD đã giảm liên tục từ tháng 7 đến tháng 9.

Khi giá trị của các lệnh bán ròng của các nhà đầu cơ lớn giảm thì EURUSD cũng giảm.

Vào giữa tháng 9, các lệnh bán ròng đạt mức thấp nhất là -45,650.

Ngay sau đó, các nhà đầu tư đã bắt đầu mua lại hợp đồng tương lai của EUR và EURUSD đã tăng mạnh từ khoảng 1.2400 đến mức cao gần 1.4700

Qua năm tiếp theo, giá trị ròng của các giao dịch tương lai EUR dần chuyển biến tích cực.

Đúng như dự đoán, tỷ giá cặp EURUSD cũng tăng theo, đạt mức cao mới là 1.5100.

Đến tháng 10 năm 2009, các lệnh mua ròng của đồng EUR đạt mức cực cao 51 000 trước khi đảo chiều.

Rất nhanh sau đó, EURUSD cũng bắt đầu giảm.

Chỉ với việc sử dụng báo cáo COT làm chỉ báo, bạn đã có thể bắt được hai thời cơ từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 1 năm 2009 và tháng 11 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010.

Vào thời điểm giữa tháng 9 năm 2009.

Nếu bạn nhận thấy các giao dịch bán của các nhà đầu cơ đạt mức cực thấp, đó có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều và bạn có thể mua EURUSD sớm ở mức giá 1.2300.

Điều này sẽ giúp bạn thu về gần 2 000 pip chỉ trong vài tháng.

Tương tự tại thời điểm tháng 11 năm 2009, bạn nhận thấy lệnh mua ròng đã ở mức cực cao và bạn quyết định bán EURUSD, bạn sẽ có thể thu về lợi nhuận khoảng 1500 pip.

Với hai diễn biến thị trường đó, bằng cách sử dụng báo cáo COT làm chỉ báo tâm lý thị trường, bạn có thể xác định được thời điểm thị trường đảo chiều và kiếm được một khoản lợi nhuận đáng kể.

2. Cách xác định đỉnh và đáy với báo cáo COT

Ở phần trên bạn có thể đã hình dung ra cách ứng dụng báo cáo COT vào thị trường giao dịch ngoại hối.

Vậy bạn cũng có thể dự đoán được, những thời điểm lý tưởng để thực hiện một lệnh mua và bán là những thời điểm mà tâm lý thị trường đang ở mức cực hạn.

Ở ví dụ trước, những đường chỉ báo tượng trưng cho các nhà đầu cơ lớn (đường màu xanh lá) và các nhà giao dịch thương mại -commercial trader (đường xanh dương) đã cho những tín hiệu ngược nhau.

Tức là trong khi các nhà giao dịch thương mại mua vào khi thị trường chạm đáy thì các nhà đầu cơ lại bán ra khi giá giảm.

Hãy nhìn lại biểu đồ một lần nữa:

Báo cáo COT để tìm thái cực thị trường trong tình cảm

Đường chỉ báo xanh blue đi xuống khi thị trường lên đỉnh, trong khi đường chỉ báo màu xanh lá lại đi lên khi giá đang tăng.

Điều đó có nghĩa là:

Chỉ báo của các nhà giao dịch thương mại báo hiệu sự đảo chiều, còn chỉ báo của các nhà đầu cơ chỉ ra xu hướng.

Nếu những tổ chức phòng ngừa rủi ro (commercial) tiếp tục mua vào, trong khi các nhà đầu cơ tiếp tục bán ra thì đó là thời điểm thị trường sắp tạo đáy.

Ngược lại nếu những tổ chức phòng ngừa rủi ro tiếp tục bán ra và các nhà đầu cơ tiếp tục mua vào thì đó là thời điểm thị trường sắp lập đỉnh.

Tất nhiên, việc xác định chính xác thời điểm cực hạn tâm lý thị trường xảy ra là điều rất khó, vì vậy tốt nhất bạn không nên làm gì cho đến khi nhận thấy dấu hiệu của sự đảo chiều rõ ràng.

Các nhà đầu cơ luôn luôn chạy theo xu hướng nên họ rất giỏi trong việc nắm bắt được những động thái của thị trường, nhưng họ không giỏi trong việc xác định thời điểm thị trường đảo chiều.

Trong khi đó, các nhà giao dịch thương mại (commercial trader) thường nắm bắt được thời điểm thị trường đảo chiều nhưng lại bỏ qua xu hướng.

Vì vậy, trước khi cực hạn tâm lý thị trường xảy ra, tốt nhất là chúng ta đi theo các nhà đầu cơ để nắm bắt xu hướng thị trường và tìm kiếm cơ hội giao dịch.

Nguyên tắc cơ bản:

Mọi thời điểm thị trường tạo đỉnh hoặc đáy đều đi kèm với một cực hạn tâm lý thị trường, nhưng không phải mọi thời điểm cực hạn tâm lý thị trường đi kèm với một đỉnh hoặc đáy.