Jennifer Nguyễn No Comments

Nasdaq Composite giảm hơn 1% chờ tin về lạm phát

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Ba (09/8 giờ Mỹ), khi nhà đầu tư tiếp nhận một loạt báo cáo kinh doanh đáng thất vọng trước khi có kết quả lạm phát quan trọng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số S&P 500 lùi 0.42% xuống 4,122.47 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite mất 1.19% còn 12,493.93 điểm. Chỉ số Dow Jones hạ 58.13 điểm (tương đương 0.18%) xuống 32,774.41 điểm.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi công ty sản xuất con chip nhớ Micron cảnh báo doanh thu có thể giảm so với dự báo trước đó vì “các yếu tố kinh tế vĩ mô và những hạn chế của chuỗi cung ứng”. Cổ phiếu Micron giảm hơn 3%.

Đây là một tuần khó khăn đối với các công ty sản xuất con chip. Vào ngày 08/8, dự báo doanh thu thấp hơn kỳ vọng từ Nvidia đã gây áp lực lên nhóm này và những cổ phiếu đã nối dài đà giảm vào ngày thứ Ba.

S&P 500 đã tăng 3 tuần liên tiếp, tuy nhiên, mùa báo cáo kết quả kinh doanh đã xuất hiện những cảnh báo về nhu cầu từ giám đốc điều hành các công ty lớn. Nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ để xác định cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang diễn ra như thế nào đối với nền kinh tế.

Ngoài con chip, một số cổ phiếu thuộc Nasdaq Composite cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Cổ phiếu Novavax bốc hơi 30% sau khi cắt giảm triển vọng doanh thu cả năm do nhu cầu đối với vắc-xin Covid-19 giảm. Cổ phiếu Upstart sụt hơn 11% sau khi công ty cho vay tiêu dùng công bố kết quả kinh doanh quý 2 không đạt kỳ vọng cả về lợi nhuận và doanh thu.

Nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả mới nhất của chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Mỹ tháng 7, dự kiến công bố vào ngày thứ Tư (10/8). Báo cáo được dự báo sẽ cho thấy lạm phát giảm nhẹ, một phần nhờ giá dầu giảm, điều này có thể giúp thị trường dự đoán các bước tiếp theo của Fed.

Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trước khi công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7.

Trước báo cáo, chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và kỳ hạn 10 năm tiếp tục mở rộng, với lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng cao hơn so với lợi suất kỳ hạn 10 năm. Thực tế là kỳ hạn 2 năm cao hơn có nghĩa là đường cong lợi suất đã bị đảo ngược, và đó đôi khi là tín hiệu của suy thoái.

(Theo CNBC)

Jennifer Nguyễn No Comments

Chứng khoán tương lai Mỹ ít thay đổi trước cuộc họp của Fed

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong các giao dịch APAC vào đầu ngày thứ Tư sau khi các chỉ số chuẩn chính tăng trong giao dịch thông thường, giá dầu giảm xuống dưới 100 USD trong khi các nhà đầu tư chờ kết luận cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang.

Trong giao dịch thông thường vào thứ Ba, Dow Jones đã tăng 599,1 điểm hoặc 1,8% lên 33.544,35, S&P 500 tăng 89,32 điểm tương đương 2,14% lên 4.262,44 và chỉ số công nghệ NASDAQ Composite tăng 367,4 điểm tương đương 2,92% lên 12,948,62.

Dow Jones tương lai giảm 0,14%, S&P 500 tương lai giảm 0,16% và Nasdaq 100 tương lai giảm 0,07%.

Trong số các cổ phiếu, các công ty công nghệ tăng mạnh khi Block Inc (NYSE: SQ) tăng 8,69%, Amazon.com Inc (NASDAQ: AMZN) tăng 3,89%, Microsoft Corporation (NASDAQ: MSFT) tăng 3,87%, Meta Platforms Inc (NASDAQ: FB) tăng 2,89%, Apple Inc (NASDAQ: AAPL) tăng 2,97%, Alphabet Inc (NASDAQ: GOOGL) tăng 2,58% và Advanced Micro Devices Inc (NASDAQ: AMD) tăng 6,92%.

Cổ phiếu ngành tài chính cũng tăng với JPMorgan Chase & Co (NYSE: JPM) tăng 1,77%, Bank of America Corp (NYSE: BAC) tăng 0,73%, Citigroup Inc (NYSE: C) tăng 1,62%, Wells Fargo & Company (NYSE: WFC) tăng 0,5%, Morgan Stanley (NYSE: MS) tăng 1,9% và Goldman Sachs Group Inc (NYSE: GS) tăng 1,29%.

Trong khi đó, cổ phiếu các công ty liên quan đến dầu mỏ giảm mạnh khi giá dầu thô hạ nhiệt hơn nữa, với Tập đoàn Dầu khí Occidental (NYSE: OXY) giảm 1,91%, Exxon Mobil Corp (NYSE: XOM ) giảm 5,69%, Chevron Corp (NYSE: CVX) giảm 5,06% và ConocoPhillips (NYSE: COP) giảm 1,55%.

Trên thị trường trái phiếu, lãi suất trái phiếu Mỹ 10 năm ổn định ở mức cao nhất trong 32 tháng là 2,149%

Trong một thông tin khác, Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật tài trợ của chính phủ bao gồm 13,6 tỷ USD viện trợ cho Ukraine, trong khi Nga dự kiến ​​sẽ có khả năng vỡ nợ lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ khi gần đến hạn chót cho hai lần thanh toán vào thứ Tư.

Trong khi đó, những người tham gia thị trường vẫn thận trọng trong bối cảnh tình hình bùng phát virus coronavirus mới ở Trung Quốc, nơi một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất của đất nước đã đóng cửa do mức tăng đột biến tồi tệ nhất kể từ năm 2020.

Jennifer Nguyễn No Comments

Phố Wall nhuốm sắc đỏ

Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm khi các cuộc đàm phán hòa bình bất thành giữa Nga và Ukraine khiến nhà đầu tư lo sợ về tác động của xung đột địa chính trị đến tăng trưởng toàn cầu.

Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 112.18 điểm còn 33,174.07 điểm, sau khi tăng mạnh hơn 650 điểm trong phiên trước. Chỉ số S&P 500 hạ 0.4% còn 4,259.52 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite rớt 1% xuống 13,129.96 điểm do đà rớt giá của hai cổ phiếu thành viên Apple (NASDAQ:AAPL) và Meta Platforms.

Cuộc đàm phán trong ngày thứ Năm giữa các ngoại trưởng Nga và Ukraine kết thúc với rất ít tiến triển về các vấn đề như đình chiến hoặc tạo lối đi an toàn cho những người dân đang cố rời thành phố đang bị bao vây Mariupol.

Diễn biến trên các thị trường liên quan chặt chẽ với xung đột Nga-Ukraine và có mối tương quan nghịch biến với giá năng lượng, vốn đang trên đà leo dốc mạnh do chiến tranh Nga-Ukraine. Kể từ ngày 24/02 – thời điểm Nga xâm lược Ukraine – giá dầu thô WTI tại Mỹ đã tăng hơn 14%, trong khi cùng kỳ dầu thô Brent tăng khoảng 15%.

Tuy nhiên, giá dầu đã phần nào hạ nhiệt trong 2 phiên vừa qua. Hôm thứ Tư, dầu WTI và Brent trượt dài hơn 12% và 13%. Còn trong ngày thứ Năm, dầu WTI giảm về khoảng 106 USD/thùng, trong khi dầu Brent trượt 1% xuống gần 109 USD/thùng.

Các cổ phiếu thuộc lĩnh vực năng lượng như Chevron và Exxon Mobil tăng lần lượt 2.7% và 3.1%.

Thời gian gần đây, các kênh hàng hóa khác cũng ghi nhận sự phục hồi ngoạn mục so với thời điểm chiến tranh bắt đầu, dù tạm rút lui trong ngày thứ Tư nhưng đã nhanh chóng tăng lại trong ngày thứ Năm. Vàng và bạc cũng tăng giá khi nhà đầu tư lo lắng về tác động của giá cả cao đến đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Cổ phiếu Amazon nhảy vọt 5.4% sau khi công ty công bố chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:20 và mua lại 10 tỷ USD cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu CrowdStrike tăng mạnh 12.5% sau khi công bố báo cáo tài chính vượt dự báo và nâng dự báo lợi nhuận.

Ngược lại, các cổ phiếu còn lại chìm trong sắc đỏ, với cổ phiếu Zoom (NASDAQ:ZM) Video rớt 5.3% và Microsoft giảm 1%. Cổ phiếu Apple và Meta Platforms hạ lần lượt 2.7% và 1.7%, cổ phiếu Tesla lùi 2.4%.

Cổ phiếu Goldman Sachs (NYSE:GS) giảm 1.1% sau khi tuyên bố đóng cửa hoạt động tại Nga, trở thành một trong những ông lớn ngân hàng đầu tư toàn cầu đầu tiên làm như thế sau khi Nga tiến công Ukraine vào tháng trước. JPMorgan đưa ra tuyên bố tương tự vào chiều thứ Năm. JPMorgan giảm 1.2%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước đo lạm phát chính, tăng 7.9% trong tháng 2/2022, mức đỉnh mới 40 năm và cao hơn dự báo 7.8% của các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Dow Jones. So với tháng trước, CPI tăng 0.8%, cũng cao hơn ước tính 0.7%.

Trên thị trường trái phiếu, lần đầu tiên kể từ ngày 25/02, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng vượt mức 2%.

Nhà đầu tư cũng đang đánh giá động thái rút lại các biện pháp kích thích sớm hơn dự báo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). ECB cho biết sẽ kết thúc chương trình mua trái phiếu vào quý 3 năm nay nếu các số liệu kinh tế cho phép làm điều đó.

ECB đưa ra quyết định trên trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến nhóm họp vào tuần tới với dự báo sẽ nâng lãi suất.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC).

Jennifer Nguyễn No Comments

Tỷ giá USD hôm nay 20/1: Quay đầu giảm trên thị trường quốc tế

Tỷ giá USD có dấu hiệu suy yếu nhẹ sau khi được thúc đẩy nhờ lợi suất trái phiếu tăng và tâm lý đầu tư rủi ro giảm sâu trong bối cảnh thị trường Mỹ hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài.

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,14% xuống 95,585 ghi nhận lúc 06h55 (giờ Việt Nam).

Tỷ giá euro so với USD tăng 0,04% lên 1,1345. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,04% lên 1,3611.

Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,04% lên 114,37.

Theo Investing, tỷ giá USD suy yếu nhẹ sau khi được thúc đẩy nhờ lợi suất trái phiếu tăng và tâm lý đầu tư rủi ro giảm sâu trong bối cảnh thị trường Mỹ hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài.

Trước đó, nhiều chuyên gia ghi nhận động lực chính cho động thái tăng giá của đồng bạc xanh là lo ngại về lạm phát và kỳ vọng về kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các thị trường dự đoán nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất bắt đầu từ tháng 3.

Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng cao hơn với mức tăng hai điểm cơ bản lên mức cao nhất trong hai năm trở lại đây là gần 1,90%.

Tại châu Âu, Bộ trưởng Tài chính mới của Đức Christian Lindner nhấn mạnh về sự cần thiết phải kiềm chế kích thích tài khóa trong Khu vực đồng euro và đưa ra một số giới hạn hiệu quả hơn đối với việc vay nợ của chính phủ. Trước tình hình đó, đồng tiền chung châu Âu có xu hướng ổn định so với USD

Đồng bảng Anh cũng đang gặp nhiều khó khăn để tạo ra đà tăng so với đồng bạc xanh mặc dù lạm phát của Anh đang mức đỉnh trong 30 năm làm tăng triển vọng Ngân hàng Trung ương quốc gia này nâng lãi suất một lần nữa trong tương lai gần – có thể sớm nhất là vào ngày 3/2. 

Số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia cho thấy cả giá tiêu dùng tăng 0,5% trong tháng 12, cao hơn nhiều so với dự báo. Điều đó đã đẩy CPI hàng năm lên 4,2%.

Các yếu tố khác hỗ trợ đồng USD là tình hình giá dầu tăng mạnh trong những ngày gần đây, làm tăng nhu cầu của tiền tệ này với những nhà đầu tư nằm ngoài nước. Yếu tố này có thể giảm xuống sau khi các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng một đường ống xuất khẩu quan trọng đã bị ngắt sau một vụ nổ vào thứ Ba (18/1) hiện đang được bơm trở lại với tốc độ bình thường.

(Theo Reuters).

Jennifer Nguyễn No Comments

Nasdaq Composite tăng 3 phiên liên tiếp

Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ vào ngày thứ Tư (12/01), sau khi một báo cáo quan trọng cho thấy lạm phát tăng mạnh lịch sử nhưng hầu như khớp với dự báo.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số S&P 500 tiến 0.28% lên 4,726.35 điểm. Nasdaq Composite cộng 0.23% lên 15,188.39 điểm, ghi nhận 3 phiên tăng liên tiếp. Chỉ số Dow Jones liên tục trồi sụt trong phiên, khép phiên nhích 38.3 điểm (tương đương 0.11%) lên 36,290.32 điểm.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12 tại Mỹ, một thước đo giá cả nhiều loại hàng hóa, vọt 7% so cùng kỳ. Đó là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1982, nhưng phù hợp với dự báo từ nhiều chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Trong khi, mức tăng so với tháng trước hơi nóng hơn dự kiến.

Tuy nhiên, lãi suất đã tăng mạnh trong tuần đầu tiên của năm 2022, dẫn đến đợt bán tháo nhóm cổ phiếu công nghệ. Điều đó cho thấy báo cáo lạm phát tăng nóng, và sự thắt chặt chính sách trong tương lai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ít nhất có thể đã được định giá phần nào trên thị trường.

Các cổ phiếu liên quan đến tăng trưởng kinh tế nằm trong số những cổ phiếu tăng mạnh nhất, với cổ phiếu Mosaic cộng 3.8% và cổ phiếu Freeport-McMoRan vọt 5%. Cổ phiếu Microsoft và Alphabet đều tăng 1%, còn cổ phiếu Tesla tiến gần 4%.

Mặt khác, cổ phiếu Biogen sụt 6.7% sau thông tin rằng Medicare sẽ chỉ chi trả chi phí cho thuốc Aduhelm trị Alzheimer của công ty dành những bệnh nhân mắc các triệu chứng giai đoạn đầu được đăng ký thử nghiệm lâm sàng. Lĩnh vực y tế là một điểm yếu của thị trường vào ngày thứ Tư, với đà sụt giảm của cổ phiếu Merck và Amgen gây áp lực cho Dow Jones.

Diễn biến trong ngày thứ Tư tiếp nối một tuần phục hồi đối với chứng khoán, với nhóm cổ phiếu công nghệ nói riêng đã giảm mạnh từ tuần đầu tiên của năm 2022 do lãi suất tăng vọt. Đà lao dốc trong tuần trước đã đưa nhiều thành phần trên thị trường đến gần các mức kỹ thuật quan trọng được các chuyên gia trên Phố Wall theo sát.

Lợi suất trái phiếu, tăng vọt vào đầu năm 2022, dường như đã ổn định, với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lùi xuống 1.73% vào ngày thứ Tư sau khi vượt mốc 1.8% hồi đầu tuần này.

Mặc dù CPI không phải là thước đo lạm phát chính của Fed, các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi nhiều biện pháp khác nhau khi bước vào thực hiện giai đoạn đầu tiên để thắt chặt chính sách. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các nhà lập pháp Thượng viện Mỹ vào ngày 11/01 rằng ông dự báo lãi suất sẽ tăng trong năm nay cùng với việc kết thúc chương trình mua trái phiếu vào tháng 3/2022 và cắt giảm lượng tài sản nắm giữ.

(Theo CNBC).

Jennifer Nguyễn No Comments

Tiến thêm 260 điểm, Dow Jones tăng phiên thứ 2 liên tiếp

Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Tư (22/12 giờ Mỹ), khi thị trường tiếp tục phục hồi sau chuỗi 3 phiên lao dốc liên tiếp do lo ngại về biến thể Omicron.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones tăng 261.19 điểm (tương đương 0.7%) lên 35,753.89 điểm, nâng mức phục hồi trong 2 phiên lên hơn 800 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1% lên 4,696.56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 1.2% lên 15,521.89 điểm. Khối lượng giao dịch vẫn tương đối thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ.

Cổ phiếu Caterpillar tiến 1.9% sau khi Bernstein nâng hạng cổ phiếu này, nói rằng Caterpillar sẽ được hưởng lợi chính từ đà phục hồi tăng trưởng toàn cầu.

Cổ phiếu Tesla vọt 7.4% sau khi Elon Musk cho biết đã đạt được được mục tiêu bán 10% cổ phiếu của mình vì lý do thuế.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vào ngày thứ Tư đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho thuốc điều trị Covid-19 của Pfizer, loại thuốc kháng virus đầu tiên được sử dụng tại nhà. Cổ phiếu Pfizer tăng 1%.

Theo espoke Investment Group, tháng 12, vốn thường là tháng êm đềm nhất đối với thị trường, cho đến nay lại là tháng biến động nhất trong năm 2021.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, vọt trên 35 vào đầu tháng này và dao động quanh mức 20.

Nhà đầu tư phải đối mặt với những lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, lạm phát gia tăng và việc kết thúc chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Nhiều nhà đầu tư dự báo lợi nhuận thấp hơn và con đường gập ghềnh phía trước sau một năm bứt phá chứng kiến S&P 500 leo dốc 25%.

Cả 3 chỉ số chính đều khởi sắc vào ngày 21/12 sau những phiên lao dốc vì lo ngại về Omicron. S&P 500 đã kết thúc chuỗi 3 phiên giảm liền, với việc chứng kiến chỉ số này sụt hơn 3%, mức giảm mạnh nhất trong các khoảng thời gian tương tự kể từ tháng 9/2021.

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một cuộc họp báo vào ngày 21/12 đã kêu gọi người dân Mỹ tiêm liều vắc-xin tăng cường, nói rằng những người này sẽ có được “bảo vệ rất cao”. Ông Biden cũng nhắc lại rằng nước Mỹ sẽ không đưa áp trở lại các lệnh phong tỏa.

(Theo CNBC).

Jennifer Nguyễn No Comments

Dow Jones mất 460 điểm khi Mỹ có ca nhiễm Omicron đầu tiên

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào ngày thứ Tư (01/12 giờ Mỹ), xóa sạch đà tăng trước đó, sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) xác nhận trường hợp nhiễm Omicron đầu tiên ở Mỹ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones rớt 461.68 điểm (tương đương 1.34%) xuống 34,022.04 điểm, sau khi vọt hơn 520 điểm lên mức đỉnh trong phiên. Chỉ số S&P 500 mất gần 1.2% còn 4,513.04 điểm. Chỉ số này khép phiên rớt mốc trung bình động 50 phiên lần đầu tiên kể từ ngày 13/10/2020. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 1.8% xuống 15,254.05 điểm sau khi tăng tới 1.8% hồi đầu phiên.

Diễn biến thị trường trong ngày thứ Tư tiếp nối chuỗi biến động trong 4 phiên gần nhất khi mối đe dọa từ biến thể Omicron xuất hiện.

Chứng khoán Mỹ đảo chiều giảm sau khi CDC báo cáo ca nhiễm biến thể mới Omicron đầu tiên ở California. Omicron – lần đầu được phát hiện vào tuần trước ở Nam Phi – đã được ghi nhận ở ít nhất 23 quốc gia, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nhóm cổ phiếu du lịch giảm mạnh nhất sau thông tin về ca nhiễm Omicron đầu tiên ở Mỹ. Cổ phiếu American Airlines lao dốc gần 8%, cổ phiếu Delta Air Lines sụt 7.3%, và cổ phiếu United Airlines giảm 7.5%. Cổ phiếu Boeing mất 4.8%.

Cổ phiếu Norwegian Cruise Line Holdings và Carnival lần lượt giảm 8.8% và 7%. Cổ phiếu Wynn Resorts rớt 6.1% và cổ phiếu Hilton Worldwide mất 3.8%.

Cổ phiếu nhóm bán lẻ cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực vào ngày thứ Tư. Cổ phiếu Nordstrom rớt 5.3% và cổ phiếu Kohl’s sụt 5.6%. Cổ phiếu Best Buy và Macy’s lần lượt giảm 4.3% và 4.6%.

Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 mất 2.3% vào ngày thứ Tư.

Steve Massocca của Wedbush Securities cho rằng một số động thái bán tháo có liên quan đến việc bán cổ phiếu để giảm thuế (tax-loss selling) và điều đó sẽ tiếp tục.

Mối đe dọa mới xuất hiện đối với sự phục hồi sau đại dịch, dẫn đến một số lệnh cấm đi lại, càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cân nhắc tăng tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã khiến thị trường chao đảo vào ngày 30/11 sau khi ông cho biết Fed dự kiến sẽ thảo luận về việc đẩy nhanh thu hẹp chương trình mua trái phiếu trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng. Bất chấp khả năng gây gián đoạn của biến thể Omicron, Chủ tịch Fed cho biết ông nghĩ rằng việc giảm nhịp độ mua trái phiếu hàng tháng có thể diễn ra nhanh hơn so với kế hoạch được công bố hồi đầu tháng này. Những nhận định của ông Powell đã khiến chỉ số Dow Jones sụt hơn 650 điểm vào ngày 30/11.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng tới 9 điểm cơ bản lên 1.5% vào đầu phiên ngày thứ Tư, nhưng sau đó đảo chiều giảm xuống 1.41%.

Ngoài ra, về dữ liệu kinh tế, dữ liệu từ  ADP cho thấy khu vực tư nhân trong tháng 11 đã tạo ra thêm 534,000 việc làm, cao hơn dự báo thêm 506,000 việc làm.

Chỉ số sản xuất PMI tháng 11 của IHS Markit đạt 58.3, thấp hơn dự báo. Chi tiêu xây dựng tháng 10 cũng tăng chậm hơn dự báo, nhưng đã có một sự điều chỉnh tích cực để giúp bù đắp mức chênh lệch thấp hơn.

Chứng khoán Mỹ đã khép lại một tháng đầy biến động trong ngày 30/11. Dow Jones sụt 3.7%, giảm tháng thứ 2 trong 3 tháng. S&P 500 mất 0.8%, còn Nasdaq Composite tăng 0.25% trong tháng 11.

(Theo CNBC).

Jennifer Nguyễn No Comments

Chứng khoán Mỹ hồi phục và giá dầu tăng hơn 4% sau cú rớt sâu

Chứng khoán Mỹ hồi phục và giá dầu tăng hơn 4% sau cú rớt sâu

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ, giá dầu thô và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ leo dốc trong ngày 29/11 khi nhà đầu tư bình tĩnh trở lại và đánh giá các rủi ro liên quan tới biến chủng Omicron.

Hợp đồng tương lai S&P 500, Nasdaq 100 và hợp đồng chứng khoán châu Âu khởi sắc, giá dầu tăng hơn 4% và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 1.5%. Chứng khoán châu Á suy giảm nhưng giảm yếu hơn nhiều so với cuối tuần trước.

Đồng Yên Nhật giảm giá, chỉ số đồng USD ổn định.

Dù vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về biến chủng mới, nhưng hai chuyên gia y tế Nam Phi cho biết cho tới nay, biến chủng này chỉ gây triệu chứng nhẹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cẩn trọng, cho rằng sẽ cần thời gian để đánh giá về biến chủng mới.

Tuần trước, các trader lùi dự báo về đợt nâng lãi suất đầu tiên của Fed từ tháng 6/2022 sang tháng 7/2022. Chủ tịch Fed khu vực Atlanta Raphael Bostic không cho rằng biến chủng mới gây ra rủi ro kinh tế nghiêm trọng, cho rằng ông sẵn lòng đẩy nhanh quá trình giảm mua tài sản để kìm hãm lạm phát.

Nhà đầu tư đang cố gắng tìm hiểu xem liệu Omicron có phải chỉ mang lại nỗi sợ trong thời gian ngắn hay là một cú sốc lớn hơn tới đà hồi phuc kinh tế toàn cầu. Khả năng thắt chặt chính sách từ các NHTW để đối phó với áp lực giá cả đang làm bức tranh trở nên mù mờ hơn trong thời gian tới.

“Chúng tôi biết các NHTW có thể nhanh chóng chuyển sang bồ câu nếu cần phải làm thế”, Mahjabeen Zaman, Chuyên gia đầu tư cấp cao tại Citigroup, nói với Bloomberg.

“Thị trường đã trải qua các biến chủng Covid-19 trước đó và vẫn tăng lên kỷ lục mới”, Jun Bei Liu, Chuyên gia quản lý danh mục tại Tribeca Investment Partners, cho hay. “Theo tôi, thị trường cũng sẽ chứng kiến điều tương tự với biến chủng Omicron”.

(Theo Bloomberg – CNBC).

Jennifer Nguyễn No Comments

CK châu Á giảm nhưng thị trường đang hi vọng về đà tăng trưởng kinh tế

 Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương hầu hết đều giảm vào sáng thứ Hai. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã bắt đầu quý 4 năm 2021 với một lưu ý lạc quan một cách thận trọng khi họ hy vọng vào đà tăng trưởng kinh tế.

Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,27% lúc 9:55 PM ET (1:55 AM GMT) và Hang Seng Index của Hồng Kông giảm 2,31%. Tại Úc, ASX 200 tăng 0,81%. KOSPI của Hàn Quốc ổn định ở 3019,18.

Thị trường Trung Quốc đã đóng cửa vào thứ Hai.

Tại Hoa Kỳ, S&P 500 đã tăng hơn 1% vào thứ Sáu sau khi viên thuốc COVID-19 của Merck & Co. (NYSE: MRK) cho thấy kết quả đầy hứa hẹn và {{ecl- 173 || Chỉ số PMI}} của Viện quản lý cung ứng sản xuất (ISM), được công bố vào thứ Sáu, là 61,1 tốt hơn mong đợi cho tháng 9.

Đồng Đô la giảm trong ngày thứ ba liên tiếp, với căng thẳng ở châu Á tăng cao do số lượng kỷ lục của máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát Đài Loan. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống còn 1,45%.

“Sự phục hồi của đồng bạc xanh đã khiến thị trường có thể bị điều chỉnh trước khi báo cáo việc làm mới nhất của Hoa Kỳ được công bố” vào thứ Sáu, Nhà chiến lược thị trường toàn cầu của Bannockburn, Marc Chandler nói với Bloomberg.

Các nhà đầu tư ở Châu Á Thái Bình Dương cũng sẽ theo dõi tin tức từ Tập đoàn China Evergrande (HK: 3333), với tình trạng nợ nần vẫn tiếp diễn. Các nhà đầu tư cũng sẽ chờ đợi bình luận từ cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, diễn ra vào cuối ngày, khi giá dầu thô tiếp tục tăng cao.

Với lo ngại về đà phục hồi kinh tế chậm lại sau COVID-19 tiếp tục gia tăng, báo cáo việc làm của Hoa Kỳ sẽ là tiêu điểm cho các nhà đầu tư. Cổ phiếu toàn cầu đã có tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2020 vào tháng 9 do lo ngại về lạm phát gia tăng, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang gia tăng và sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc chậm lại.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn lạc quan một cách thận trọng, chỉ ra các mô hình lịch sử với cổ phiếu có xu hướng tăng cao hơn vào cuối năm.

“Các nhà đầu tư cần quan tâm đến sức mạnh thị trường theo mùa. Khi quý 4 xấu đi, nó có xu hướng thực sự xấu, nhưng nếu nó mạnh, nó có xu hướng khá mạnh, ”Giám đốc điều hành Tallbacken, Michael Purves nói với Bloomberg.

Theo tin tức về ngân hàng trung ương, Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ đưa ra quyết định chính sách của mình vào thứ Ba, theo sau là Ngân hàng Dự trữ New Zealand một ngày sau đó. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định vào thứ Sáu.

Jennifer Nguyễn No Comments

CK Mỹ tăng trở lại nhờ đà phục hồi của ngành năng lượng

Chỉ số S&P 500 tăng vào thứ Tư, khi một đợt phục hồi mạnh ở các cổ phiếu năng lượng thúc đẩy thị trường chấm dứt chuỗi ngày giảm liên tục.

 S&P 500 tăng 0,9% sau chuỗi sáu ngày giảm. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones  tăng 0,7%, tương đương 236 điểm, Nasdaq tăng 0,8%.

Năng lượng tăng hơn 3% khi dữ liệu cho thấy lượng hàng tồn kho dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến ​​làm giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về tác động của virus đối với nhu cầu năng lượng.

Dự trữ dầu thô giảm 6,4 triệu thùng trong tuần trước, so với kỳ vọng giảm 3,5 triệu thùng của các nhà phân tích.

Giá dầu tăng mạnh chỉ vài ngày sau khi OPEC + tăng sản lượng 400.000 thùng / ngày.

Cabot Oil & Gas  (NYSE:COG), Occidental Petroleum (NYSE:OXY) và EOG Resources (NYSE:EOG) nằm trong số những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong ngành năng lượng, với mức tăng cuối ngày hơn 8%.

Các cổ phiếu công nghệ lớn hầu hết đóng cửa ở mức cao hơn, mặc dù lợi suất trái phiếu kho bạc tăng, làm hạn chế mức tăng của cổ phiếu tăng trưởng.

Alphbet (NASDAQ:GOOGL) , (NASDAQ:AAPL) và Amazon (NASDAQ:AMZN) đều tăng cao hơn. Facebook (NASDAQ:FB) là một ngoại lệ, giảm vào cuối phiên giao dịch.

(NASDAQ:MSFT)  là công ty có thành tích nổi bật, tăng hơn 1%, sau khi tăng cổ tức và công bố chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 60 tỷ USD.

Cổ phiếu các sòng bạc giảm giá sau các báo cáo rằng Trung Quốc đang tìm cách tăng cường giám sát quy định tại thánh địa cờ bạc Macau của châu Á.

Melco Resorts & Entertainment (NASDAQ:MLCO) giảm 14%, Wynn Resorts (NASDAQ:WYNN) giảm 6% và Las Vegas Sands (NYSE:LVS) giảm khoảng 2%.

Trong khi đó, Moderna  (NASDAQ:MRNA) đã công bố thêm dữ liệu về những trường hợp được gọi là đột phá và cho biết họ ủng hộ việc tiêm thêm một đợt khác.

Về mặt kinh tế, các nhà đầu tư đã tìm hiểu dữ liệu kinh tế không đồng nhất do hoạt động sản xuất không đạt như kỳ vọng, trong khi sản xuất công nghiệp phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế.

Jefferies (NYSE:JEF) cho biết: “Nhu cầu hiện rất cao đối với nhiều loại hàng hóa đang thiếu hụt, nhưng các nhà sản xuất không thể đáp ứng kịp nhu cầu do thiếu nguyên liệu”.

Các nhà đầu tư cũng chú ý đến kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden.

Biden dự kiến ​​sẽ gặp các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ uy tín Joe Manchin và Krysten Sinema tại Nhà Trắng vào thứ Tư. Cả Manchin và Senema đều ủng hộ việc cắt giảm kế hoạch ngân sách 3,5 nghìn tỷ Đô la đã được đề xuất.